Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hòa: Trả lại sự sống cho những khu rừng ngập mặn

Thành Nhân - 10:57, 29/10/2021

Có thể khẳng định, những cánh rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quí hiếm, từ ngàn đời như cái nôi của sự sống đa dạng vùng ven biển. Vậy mà một thời kỳ, nó đã bị tàn phá không thương tiếc. Khi rừng mất, mới thấm thía được sự khốc liệt của thiên nhiên. Giờ đây, những bàn tay từng cầm rựa phá rừng lại tiên phong trong việc hồi sinh những cánh rừng ngập mặn.

Đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia trồng rừng ngập mặn
Đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia trồng rừng ngập mặn

Tín hiệu vui

Trước đây, nhắc đến thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) là nhắc đến địa phương có nhiều diện tích rừng ngập mặn lớn, với hơn 160ha rừng đước, bần, mắm... Một thời, do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nhiều hét ta rừng đã ngã xuống, biến nơi đây trở thành một vùng khô khốc, bỏng rát.

Ông Đinh Công Phương (57 tuổi), Trưởng thôn Văn Tứ Đông, là người sinh ra và lớn lên ở khu vực đầm Thủy Triều,  là nhân chứng sống cho một thời kỳ rừng ngập mặn của thôn bị xóa sổ. Theo ký ức của ông, rừng ngập mặn nơi đây bắt đầu bị phá để nuôi tôm vào giai đoạn năm 1990 - 1995. Thời điểm đó, rừng còn nhiều, chất lượng nước tốt, tôm thả xuống không cần chăm sóc cũng lớn nhanh. Ban đầu chỉ lác đác vài hộ. Nhưng đến giai đoạn 1995 - 2000, thôn Văn Tứ Đông có 400 hộ dân thì đã có 300 hộ phá rừng để lập đìa nuôi tôm.

Cũng theo ông Phương, chỉ trong vòng vài năm, 160ha rừng ở thôn đã bị triệt hạ. Đầm Thủy Triều lúc đó điện thắp sáng như thành phố suốt đêm để nuôi tôm. “Khi những đìa tôm không còn hiệu quả kinh tế, người dân bắt đầu “tháo chạy”, để lại những đìa tôm cỏ dại um tùm. Vào mùa nắng, khu vực này trở nên khô khốc, những bờ cát như muốn bốc cháy dưới nắng. Chứng kiến điều này, những hộ dân trong vùng bắt đầu lên phương án hồi sinh những cánh rừng ngập mặn như xưa. Giờ đây, nhiều diện tích rừng ngập mặn đã được phục hồi xanh tốt”, ông Phương hồ hởi chia sẻ.

Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa thường xuyên tuần tra, tuyên truyền người dân bảo vệ rừng ngập mặn
Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa thường xuyên tuần tra, tuyên truyền người dân bảo vệ rừng ngập mặn

Tương tự, tại đầm Nha Phu, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, trước năm 1995, từng có khoảng 200ha rừng ngập mặn nguyên sinh. Nhưng sau đó, người dân đã phá rừng để nuôi tôm công nghiệp. Đến năm 2006, rừng ngập mặn chỉ còn khoảng 30ha, giảm tới 85% diện tích. Mất rừng, nuôi tôm không hiệu quả nên số hộ nuôi tôm công nghiệp hiện tại ở xã Ninh Ích cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nhận thấy hậu quả của việc mất rừng, nên từ khi phong trào nuôi tôm đi xuống, nhiều người dân đã cùng chung tay hồi sinh lại những cánh rừng ngập mặn. Ông Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích dẫn chúng tôi đi một vòng quanh để xem khu rừng được quy hoạch rất bài bản, những cây đước được trồng từng hàng thẳng tắp, ở giữa là những con lạch nhỏ để thuận tiện cho việc đánh bắt thủy sản.

Ông Hoàng kể, những năm 2000, chạy theo phong trào, gia đình ông phá hết rừng ngập mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng theo kiểu công nghiệp, nhưng kết quả là thất bại, thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông phục hồi lại rừng ngập mặn, thả tôm, cua và cá dìa nuôi theo kiểu quảng canh và giữ đến bây giờ

Diện tích ngày càng tăng

Một trong những yếu tố giúp rừng ngập mặn hồi sinh là nhờ sự chuyển biến về ý thức của người dân, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là sự chung tay bảo vệ, hỗ trợ của một số tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước.

Năm 2006, một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản hỗ trợ xã Ninh Ích trồng mới 2ha rừng ngập mặn. Từ đó, mỗi năm, xã có kế hoạch phát triển thêm 5ha. Đến nay, trên địa bàn xã đã trồng được gần 50ha rừng ngập mặn, nhiều cây có đường kính 35cm, chiều cao từ 10 đến 15m. Nhờ có vành đai của rừng ngập mặn, vùng đất nuôi thủy sản của Ninh Ích với khoảng 320ha đã được bảo vệ, tránh được tình trạng xói mòn như trước kia, vừa phát triển môi trường sinh vật biển.

Nhiều cánh rừng ngập mặn ở Khánh Hòa đã được trả lại sức sống
Nhiều cánh rừng ngập mặn ở Khánh Hòa đã được trả lại sức sống

Theo ông Phạm Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích, những năm qua, hiểu được tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, người dân năm xưa cầm rựa phá rừng để nuôi tôm, nay đã bắt đầu tự tay trồng lại rừng. Cùng với đó, các chương trình phục hồi rừng của UBND tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện đã làm tăng diện tích rừng ngập mặn ở địa phương.

Cuối năm 2020, một nhóm bạn trẻ gồm thanh niên tình nguyện, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an, dân quân… huyện Cam Lâm mang về thôn Văn Tứ Đông 5.100 cây đước non xanh ngắt được mua từ đầm Nha Phu để cắm sâu xuống bùn ở những luồng lạch ven đầm Thủy Triều. Ông Phan Trọng Vỹ, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm cho biết, bắt đầu từ năm 2011 đến nay, huyện chú trọng việc trồng rừng ngập mặn nhằm khôi phục lại hệ sinh thái ở đầm Thủy Triều, tập trung ở xã Cam Hòa và Cam Hải Đông. Đến nay, đã có 6,15ha rừng ngập mặn được khôi phục ở đầm Thủy Triều, chủ yếu trồng theo các lạch biển, nâng tổng số diện tích rừng ngập mặn ở đầm lên hơn 20,15ha.

Ông Đỗ Anh Thy - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết: Những năm qua, hoạt động trồng cây, gây rừng được tỉnh phát động ở khắp các địa phương đã nâng diện tích rừng tăng lên đáng kể. “Việc rừng đước được phục hồi không những giúp người nuôi trồng thủy sản có thu nhập ổn định, người dân không có đìa nuôi có thêm thu nhập từ việc bắt ốc, cua để bán…. Quan trọng hơn, nó còn góp phần bảo vệ, khôi phục lại môi trường sống của các loài thủy sản nơi đây”, ông Thy chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Đêm 14 và sáng 15/5, tại khu vực hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, khiến 1 người tử vong, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Xã hội - Ngọc Thu - 19:10, 19/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 19/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, đã tổ chức Lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 19:05, 19/05/2025
Chiều 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự, để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương, hoặc bảo vệ lợi ích công.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.