Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rừng gỗ lớn - Nhìn xa để thắng lớn

Thiên Đức - 14:13, 10/06/2022

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến đồ gỗ. Đây là môi trường lý tưởng cho ngành trồng rừng, một trong những ngành gắn liền với sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, hiện nay, ngành trồng rừng mới chỉ chú trọng tới các loại gỗ có kích thước nhỏ để sản xuất dăm gỗ, ván gỗ. Lĩnh vực trồng cây gỗ lớn dường như đang bị bỏ ngỏ.

Gỗ nguyên liệu ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất gỗ ván, gỗ ép
Gỗ nguyên liệu ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất gỗ ván, gỗ ép

Dư địa cho lĩnh vực gỗ lớn

Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cho biết: "Hiện nay, doanh thu từ xuất khẩu gỗ của Công ty đạt trên 100 triệu USD/năm. Do đó, nhu cầu về nguyên liệu gỗ của Công ty rất lớn, mỗi năm cần khoảng 3 triệu m3 gỗ keo nguyên liệu. Hiện, Công ty đã hợp tác với 5 sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để xây dựng vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC (một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu) với khoảng 1.000 ha.

Ngoài ra, Công ty cũng phối hợp với nông dân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trồng 1.500 ha rừng có chứng chỉ FSC. Mục tiêu của công ty là liên kết với nông dân và các hợp tác xã trồng rừng gỗ lớn (từ 7 năm trở lên, gỗ có đường kính 15 cm trở lên là gỗ lớn) để phục vụ sản xuất, chế biến. Một trong những ưu tiên của Công ty là phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, với hiện trạng trồng rừng trong nước như hiện nay, vẫn chưa đáp ửng đủ nhu cầu của Công ty.

Còn ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết: Cả nước hiện có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thu hút khoảng 500.000 lao động. Trong đó, có 2.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, tập trung nhiều nhất tại khu vực Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung bộ và Đông Bắc bộ.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu về gỗ nguyên liệu của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một nghịch lý là mặc dù gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu sản xuất, chế biến, song gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, chỉ sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo. Chúng ta đang rất yếu và rất thiếu nguyên liệu từ gỗ lớn.

Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy trồng cây gỗ lớn
Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy trồng cây gỗ lớn

Cần khuyến khích trồng cây gỗ lớn

Một trong những rào cản không hề nhỏ hiện nay của người dân khi tham gia trồng cây gỗ lớn, là khó khăn trong tiếp cận tài chính. Trong khi đó, việc trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi thời gian dài. Cùng với đó, chính sách thu mua gỗ có chứng chỉ của một số doanh nghiệp còn bất cập so với giá gỗ chưa có chứng chỉ (chưa có nhiều sự khác biệt) nên chưa khuyến khích được người dân trồng rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ. Để có nguồn nguyên liệu gỗ lớn từ rừng trồng, rất cần Nhà nước có nguồn vốn ưu đãi cho người trồng rừng, công ty lâm nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, việc tuyên truyền để người dân hiểu ý nghĩa và giá trị kinh tế từ việc trồng rừng gỗ lớn cũng cần phải đẩy mạnh.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, người có nhiều năm gắn bó với ngành Lâm nghiệp, cho biết: Diện tích rừng sản xuất của Việt Nam hiện khoảng 3,7 triệu ha. Khả năng tăng diện tích đất rừng trồng sản xuất ở nước ta không còn nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có rất nhiều dư địa để tăng sản lượng gỗ rừng trồng, nếu kéo dài chu kỳ (10 - 15 năm). Nếu chúng ta làm tốt, thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 60 - 70 triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tập trung. Ngoài ra, chúng ta còn nguồn gỗ từ cây cao su, từ cây trồng phân tán...

Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần sớm có đề án bài bản về phát triển nguồn gỗ nguyên liệu để trình Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, rất cần sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, Bộ NN&PTNT. Nước ta hiện có 1,1 triệu hộ nông dân trồng rừng, nhưng không có hợp tác xã thì không thể liên kết được với nông dân, người trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu, sản xuất chế biến.

Các loại gỗ rừng trồng (rừng sản xuất) của Việt Nam hiện nay có cây keo, bạch đàn: 2,59 triệu ha, chiếm 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; mỡ, bồ đề, tràm: 740.000 ha, chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Các loài cây khác có chu kỳ khai thác trên 10 năm (thông, lát, xoan và các loài cây bản địa khác) khoảng 370.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Về phát triển rừng trồng gỗ lớn cả nước, hiện mới chỉ khoảng 489.016 ha, trong đó diện tích rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững là 290.500 ha.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Những năm gần đây, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Tin tức - Nhóm PV - 28 phút trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ủng hộ 500 triệu đồng, hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các Đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi mưa bão.
Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Pháp luật - Ngọc Chí - 31 phút trước
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 32 phút trước
Bộ Y tế đã có hướng dẫn một số phương pháp để xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau mùa bão, lũ.
Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Tin tức - Lê Thạch - 33 phút trước
Một người dân trong khi đi xe máy thăm rẫy đã bị nước lũ cuốn trôi cả người và xe, rất may người bị nạn đã được người nhà kịp thời phát hiện và cứu vớt lên bờ an toàn.
Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Tin tức - Hoàng Quý - 35 phút trước
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) vừa cho biết, đã khẩn cấp di dời 12 hộ dân với 57 nhân, tại thôn Khoai 3 (xã Bảo Hà) ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao.
Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ. Lãnh đạo UBDT thăm, động viên, hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
UBND huyện Bắc Hà vừa cho biết, tính đến 17h00 ngày 12/9, đã tìm được thêm thi thể 3 người mất tích trong các vụ sạt lở đất đá tại địa phương trong cơn bão số 3, nâng số nạn nhân tử vong của địa phương lên 18 người.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Do mưa to, nước chảy mạnh, 1 công nhân đã bị nước cuốn tử vong, trong khi 1 xe tải thùng loại 1,5 tấn chở cây keo giống cũng bị nước lũ cuốn trôi xuống phía hạ lưu 3m.
Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.