Tại khu vực Tây Nguyên, nhiều năm nay vẫn tồn tại xe công nông độ chế. Loại hình phương tiện này tham gia đắc lực vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Thế nhưng, công nông độ chế lại thiếu an toàn gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
Năm 2001, người dân xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vui mừng được tham gia dự án Đa dạng hóa nông nghiệp. Theo đó, người dân được vay vốn để chuyển đổi trồng cây cao su. Tại thời điểm đó, loại cây này được mệnh danh là “vàng trắng”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, cao su hiện nay lại trở thành gánh nặng của người dân.
Mặc dù người dân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An phản ánh về tình trạng đập Lim thuộc xã Đồng Thành và đập Lùng xã Thịnh Thành xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền vẫn rất thờ ơ. Hiện nay, 2 đập này đã vỡ, người dân chịu thiệt hại nặng nề chưa biết sẽ khắc phục như thế nào?
Có lẽ chưa bao giờ vùng dân tộc và miền núi phải đối mặt với thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất nhiều như thời gian vừa qua. Điều đáng nói là nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do khách quan mà một phần do con người tác động. Trong đó có tình trạng xây dựng ồ ạt, và quản lý vận hành yếu kém từ các hồ thủy điện, thủy lợi. Đối với các công trình thủy điện, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý và chủ đầu tư đã dẫn đến những hệ lụy khó lường cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Trước năm 2017, 2 huyện miền núi của Phú Yên là Sơn Hòa và Sông Hinh có 14 HTX thì giải thể 11 HTX chỉ còn 3 HTX. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 đến nay, do áp lực hoàn thành bộ tiêu chí mới về xây dựng NTM, các huyện này lại thành lập nhiều HTX. Điều đáng nói là các HTX được thành lập gấp rút như vậy có đảm bảo được chất lượng và đi vào thực chất?.
Thời gian vừa qua, các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh nhưng chưa có quy hoạch chi tiết. Do đó, khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng, nhiều kênh, rạch, sông suối bị chuyển màu.
Đã hơn 30 năm chuyển về khu định canh, định cư bản Khe Ngát, thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhưng 95 hộ dân với 300 nhân khẩu là đồng bào Vân Kiều ở đây vẫn không có hoặc thiếu đất sản xuất. Người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền và cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Cô giáo Lê Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Xuân (Thanh Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) cho biết: Trường Mầm non được xây dựng từ năm 2005. Hiện có khoảng 60 cháu, chủ yếu là dân tộc Thái theo học.
Đó cũng là ý kiến chỉ đạo của bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội trong chuyến giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 112/2015/QH13 của Quốc hội “Về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh” tại tỉnh Bình Ðịnh. Qua đó, Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều hạn chế sớm được giải quyết.
Thời gian vừa qua, đấu thầu thuốc trở thành một vấn đề được người dân cả nước quan tâm. Một điều đáng buồn là sự quan tâm đó lại thường là tâm lý nghi ngờ tính minh bạch trong quá trình đấu thấu thuốc.
Nghệ An được xem là điểm nóng về tình trạng tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với hàng trăm điểm nằm rải rác khắp các địa phương trong tỉnh. Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc để xử lý, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Vừa qua (11/8/2018), một chiếc xe container khi di chuyển đã va chạm vào cầu treo bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La làm tuột cáp. Sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn hộ dân sống bên kia cầu.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi đây là một phương án khả thi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống người dân. Để đảm bảo các điều kiện ra nước ngoài lao động, hộ nghèo, hộ DTTS được tiếp cận với kênh cho vay vốn XKLĐ. Tuy nhiên, do nhiều thủ tục ràng buộc, khiến cho người lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Những ngày này, người dân thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đứng ngồi không yên do kẻ xấu liên tục phá hoại cây trồng. Hiện tượng có xu hướng lan rộng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em, UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông quyết định đầu tư 730 triệu đồng xây dựng hồ tập bơi cho trẻ em và học sinh trên địa bàn tại thôn 2, xã Đăk Buk So. Tuy nhiên, công trình hoàn thành lại không sử dụng gây lãng phí, trong khi vẫn còn nhiều trẻ em, học sinh đuối nước do không biết bơi.
Không chỉ riêng vùng đồng bằng mà hiện nay, nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang đứng trước ngưỡng cửa đô thị hóa. Đây là một tất yếu nên làm thế nào để người dân thích ứng một cách tốt nhất, phù hợp nhất là vấn đề được đặt ra.
Sau trận lũ lịch sử vào cuối tháng 7, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Song, không khuất phục trước thiên nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đang từng bước khôi phục sản xuất, vun đắp để gây dựng lại cuộc sống nơi vùng đất lũ.
Hỗ trợ giao đất, giao rừng cho hộ nghèo, hộ DTTS là một chính sách nhân văn và ưu việt. Thế nhưng, chính sách này khi triển khai trên thực tế, lại có nhiều cách làm “sáng tạo” một cách khó chấp nhận được. Qua đó, dẫn đến tình trạng giao đất thì dễ nhưng người dân nhận được đất lại rất khó.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mặc dù những ngày này, thầy và trò nơi đây tích cực khắc phục hậu quả, khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, nhưng với những thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão gây ra, nhiều điểm trường vẫn chưa biết xoay xở ra sao.
Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV, hoặc những phương tiện phát sinh ngoài quy hoạch, hành nghề sát hại nguồn lợi biển cao như cào, te… bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, việc quản lý các trường hợp này tại Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, do đối tượng khai thác hình thức này, hầu hết là những trường hợp hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, bám víu vào biển để mưu sinh.