Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Luồng gió mới” cho các hợp tác xã ở Điện Biên

Hải Yến - 22:15, 26/11/2022

Từ khi Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 được triển khai, khu vực kinh tế tập thể tại tỉnh Điện Biên đã có nhiều bước tiến về cả chất và lượng. Sự xuất hiện của đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ, năng lực đã và đang thổi “luồng gió mới” cho các HTX theo đúng tinh thần đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.

Lao động HTX dâu tây Mường Phăng thu hoạch sản phẩm.
Lao động HTX dâu tây Mường Phăng thu hoạch sản phẩm.

Tìm hướng đi mới cho HTX

Tháng 2/2022, HTX Dâu tây Mường Phăng (xã Phường Phăng, Tp. Điện Biên Phủ) được thành lập với 8 thành viên. Giám đốc là chàng thanh niên trẻ Hoàng Văn Dán (SN 1990). Anh tâm sự, trong nhiều chuyến du lịch tham quan ở các địa bàn lân cận, đặc biệt là tại huyện Mộc Châu (Sơn La), anh rất thích thú và ấn tượng với mô hình trồng dâu tây Hana hữu cơ.

Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở Mường Phăng khá tương đồng và phù hợp, Hoàng Văn Dán đã tự bỏ công sức, vốn đầu tư trồng thử nghiệm gần 2.000 m2. Đất không phụ công người, vụ đầu tiên dâu tây đã cho quả ngọt, chất lượng. Với giá bán trung bình từ 80 - 160 nghìn đồng/kg, anh thu lãi về hơn 100 triệu đồng.

Với khát vọng xây dựng vùng cung ứng hàng hóa ổn định, bền vững, anh Dán tập hợp 7 thanh niên thế hệ 9X khác thành lập HTX Dâu tây Mường Phăng. Ngay sau đó, mở rộng diện tích trồng dâu tây lên 1,4 ha. Anh cho biết, bắt đầu từ tháng 11, HTX bán cây dâu tây làm cảnh, từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau thì bán quả và triển khai dịch vụ trải nghiệm hái dâu tại vườn cho du khách.

Ông Lò Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Mường Phăng chia sẻ: Trước nay, bà con địa phương vốn chỉ quen với các giống cây trồng cũ (lúa, ngô, sắn…), năng suất và thu nhập không cao. Đây là mô hình đưa cây dâu tây đầu tiên về xã và thực tế đã cho thấy hiệu quả rất tích cực.

“Sản phẩm quả dâu tây thu hái đến đâu đều được bán hết đến đó. Số lượng lớn sẽ đóng gói và đưa đi tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng trong Tp. Điện Biên Phủ. Đặc biệt, vào mùa tham quan, các vươn dâu tây thu hút số lượng lớn du khách vào trải nghiệm. Với việc tham gia của các thanh niên trẻ tuổi, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX mà còn giúp chuyển đổi giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương”, ông Hợp cho hay.

Thành viên HTX Gai xanh Mường Nhé chế biến gai xanh sau thu hoạch.
Thành viên HTX Gai xanh Mường Nhé chế biến gai xanh sau thu hoạch.

Tại huyện biên giới Mường Nhé, tháng 3 vừa qua, HTX Gai xanh Mường Nhé cũng được thành lập với 8 thành viên. Chiếm đa phần trong đó cũng đều là các thanh niên 8X, 9X. Anh Trịnh Xuân Phượng (SN 1987) là một trong những thành viên chủ chốt của HTX. Anh Phượng cho hay, sau khi tìm hiểu thổ nhưỡng địa bàn rất phù hợp với việc trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất vải, anh đã quyết định thành lập HTX. Mục đích nhằm kết nối, tìm kiếm “bạn đồng hành” cùng hỗ trợ nhau sản xuất. Những người anh nghĩ đến đầu tiên là thanh niên chưa có việc làm tại địa phương.

“Hầu hết đoàn viên, thanh niên mà tôi tìm gặp đều đang loay hoay với câu hỏi làm gì để bám quê. Khi nghe tôi đề cập đến HTX, họ đều đồng tình sẵn sàng cùng chung lưng đấu cật. Không trông chờ chính sách hỗ trợ, 8 thành viên chúng tôi cùng nhau góp vốn, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế địa phương”, anh Phương chia sẻ.

Vượt qua những khó khăn bước đầu, hiện nay HTX đã mở rộng mô hình trồng gai xanh với 12,5 ha. Ngoài ra, đơn vị còn liên kết với một số hộ dân mở rộng diện tích trồng gai xanh lên khoảng gần 20 ha tại các xã: Mường Nhé, Nậm Kè, Leng Su Sìn, Chung Chải, Nậm Vì, Pá Mỳ, Sín Thầu. Quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sẽ được cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Tập đoàn An Phước Viramie hỗ trợ và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra 10 năm với giá cả ổn định.

Những ngày cuối tháng 8 vừa qua, một số diện tích trồng gai xanh đầu tiên của HTX đã cho thu hoạch vụ đầu. Thành phẩm vỏ gai khô đều được đánh giá đạt loại I, với giá thu mua 34.000 đồng/kg. Do có đặc điểm là loại cây lưu gốc dễ trồng nên theo tính toán, mỗi năm gai xanh sẽ cho thu hoạch từ 4 - 5 vụ. Với diện tích hiện có, sau khi trừ chi phí HTX sẽ thu lãi khoảng 11 - 14 triệu đồng/ha.

Thành viên HTX Gai xanh Mường Nhé giới thiệu sản phẩm chế biến từ cây gai xanh.
Thành viên HTX Gai xanh Mường Nhé giới thiệu sản phẩm chế biến từ cây gai xanh.

Khẳng định vai trò của giới trẻ

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh Điện Biên, từ đầu năm đến nay, địa phương này có 8 HTX được thành lập mới. Trong đó, 3 HTX có đội ngũ quản lý ở độ tuổi từ 35 trở xuống. Hầu hết các HTX có đa số thành viên, nhất là những thành viên chủ chốt đều thuộc thế hệ 8X, 9X.

Bà Đỗ Thị Thúy Hà - Trưởng phòng Tư vấn - Hỗ trợ kinh tế tập thể, Liên minh HTX tỉnh cho biết: Ưu điểm của những người trẻ là khả năng thích ứng, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng sức mạnh 4.0 trong mọi hoạt động. Việc ngày càng có nhiều người trẻ tham gia phát triển HTX là một tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn.

“Với tư duy, kiến thức, cách làm mới, họ chính là những nhân tố mới trong phát triển HTX khi dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư. Đặc biệt là trong việc biết khai thác thế mạnh địa phương để hình thành và phát triển những mặt hàng nông sản mới lạ, riêng biệt”, bà Hà cho hay.

Nhằm thu hút cán bộ trẻ có trình độ theo hướng dẫn tại Thông tư số 340/TT-BTC, tỉnh Điện Biên đã thí điểm đưa 4 trí thức trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại 4 HTX nông nghiệp, với kinh phí hỗ trợ trả lương là 299,7 triệu đồng. Chủ trương này bước đầu đã phát huy hiệu quả, khi vừa thúc đẩy sự phát triển các HTX, vừa tạo cơ hội cho trí thức trẻ thể hiện, phát huy năng lực.

Lao động HTX Hồng Phước, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên đóng gói sản phẩm miến dong.
Lao động HTX Hồng Phước, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên đóng gói sản phẩm miến dong.

HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, huyện Điện Biên là 1 trong 4 HTX thí điểm mô hình này. Theo anh Quản Bá Tới - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX chia sẻ: Việc đưa tri thức trẻ là kỹ sư nông nghiệp về làm việc tại HTX đã tạo chuyển biến rõ nét trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Nhất là việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm chất lượng.

“Cụ thể thấy rõ nhất là HTX đã áp dụng quy trình kỹ thuật đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có hệ thống lò sấy và kho lạnh và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó là góp phần tạo nên thương hiệu gạo Tâm Sáng, với 3 sản phẩm: Tám Thơm, Séng Cù và Hana112. Các sản phẩm này hiện đã tạo dựng được uy tín, chất lượng và được bày bán tại nhiều hệ thống siêu thị trong, ngoài tỉnh”, anh Tới cho hay.

Theo ông Phí Văn Dương - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Điện Biên, để nâng cao hiệu quả kinh tế HTX theo định hướng thì nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được xác định là phải tăng cường cả chất và lượng. Trong đó, ưu tiên việc vận động, tư vấn hỗ trợ thành lập mới các HTX có nguồn nhân lực trẻ tuổi và tập huấn, nâng cao kỹ năng, trình độ cho họ.

“Việc thành lập HTX, tổ hợp tác mới sẽ tập trung vào địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới, vùng dự án trồng mắc ca. Trước mắt, là đề nghị Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ xây dựng 2 mô hình HTX phát triển gắn với chuỗi giá trị sản phẩm trên địa bàn huyện Mường Nhé. Đồng thời, phối hợp giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các HTX hoạt động ngày càng hiệu quả hơn”, ông Dương cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 1 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 2 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 2 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 2 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 2 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.