Cô giáo Lê Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Xuân (Thanh Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) cho biết: Trường Mầm non được xây dựng từ năm 2005. Hiện có khoảng 60 cháu, chủ yếu là dân tộc Thái theo học.
Đó cũng là ý kiến chỉ đạo của bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội trong chuyến giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 112/2015/QH13 của Quốc hội “Về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh” tại tỉnh Bình Ðịnh. Qua đó, Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều hạn chế sớm được giải quyết.
Thời gian vừa qua, đấu thầu thuốc trở thành một vấn đề được người dân cả nước quan tâm. Một điều đáng buồn là sự quan tâm đó lại thường là tâm lý nghi ngờ tính minh bạch trong quá trình đấu thấu thuốc.
Nghệ An được xem là điểm nóng về tình trạng tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với hàng trăm điểm nằm rải rác khắp các địa phương trong tỉnh. Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc để xử lý, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Vừa qua (11/8/2018), một chiếc xe container khi di chuyển đã va chạm vào cầu treo bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La làm tuột cáp. Sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn hộ dân sống bên kia cầu.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi đây là một phương án khả thi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống người dân. Để đảm bảo các điều kiện ra nước ngoài lao động, hộ nghèo, hộ DTTS được tiếp cận với kênh cho vay vốn XKLĐ. Tuy nhiên, do nhiều thủ tục ràng buộc, khiến cho người lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Những ngày này, người dân thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đứng ngồi không yên do kẻ xấu liên tục phá hoại cây trồng. Hiện tượng có xu hướng lan rộng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em, UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông quyết định đầu tư 730 triệu đồng xây dựng hồ tập bơi cho trẻ em và học sinh trên địa bàn tại thôn 2, xã Đăk Buk So. Tuy nhiên, công trình hoàn thành lại không sử dụng gây lãng phí, trong khi vẫn còn nhiều trẻ em, học sinh đuối nước do không biết bơi.
Không chỉ riêng vùng đồng bằng mà hiện nay, nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang đứng trước ngưỡng cửa đô thị hóa. Đây là một tất yếu nên làm thế nào để người dân thích ứng một cách tốt nhất, phù hợp nhất là vấn đề được đặt ra.
Sau trận lũ lịch sử vào cuối tháng 7, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Song, không khuất phục trước thiên nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đang từng bước khôi phục sản xuất, vun đắp để gây dựng lại cuộc sống nơi vùng đất lũ.
Hỗ trợ giao đất, giao rừng cho hộ nghèo, hộ DTTS là một chính sách nhân văn và ưu việt. Thế nhưng, chính sách này khi triển khai trên thực tế, lại có nhiều cách làm “sáng tạo” một cách khó chấp nhận được. Qua đó, dẫn đến tình trạng giao đất thì dễ nhưng người dân nhận được đất lại rất khó.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mặc dù những ngày này, thầy và trò nơi đây tích cực khắc phục hậu quả, khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, nhưng với những thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão gây ra, nhiều điểm trường vẫn chưa biết xoay xở ra sao.
Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV, hoặc những phương tiện phát sinh ngoài quy hoạch, hành nghề sát hại nguồn lợi biển cao như cào, te… bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, việc quản lý các trường hợp này tại Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, do đối tượng khai thác hình thức này, hầu hết là những trường hợp hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, bám víu vào biển để mưu sinh.
Một thời gian dài, người dân khu vực mỏ vàng Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) bất an vì nạn khai thác vàng. Sau nhiều nỗ lực của các cấp ngành, khu vực này đã bình yên, không còn dấu chân của “vàng tặc”. Tuy nhiên mới đây, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu khoáng sản Duy Tân lại có đơn xin phép UBND tỉnh Phú Yên khai thác lại mỏ vàng này. Chính quyền địa phương và người dân đang lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra.
Trong thời gian qua, Báo Dân tộc và Phát triển cùng nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh hiện tượng mua bán rễ tiêu chết không rõ nguyên nhân ở Gia Lai. Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
Dự án bố trí sắp xếp tái định cư (TĐC) biên giới ven sông Hồng ra khỏi vùng sạt lở huyện Bát Xát được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều chỉnh bổ sung năm 2017 với tổng mức đầu tư trên 240 tỷ đồng. Theo đó, thời gian hoàn thành muộn nhất của các gói thầu là vào ngày 30/7/2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này còn rất nhiều hạng mục chưa được nhà thầu thi công xong, khiến cho các hộ dân chưa thể di chuyển về nơi ở mới.
Theo thông tin từ Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long ở trên mức báo động 2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm, nhưng thời gian xuất hiện đỉnh lũ sớm và phức tạp hơn. Đặc biệt, năm nay người dân khu vực này cần nâng cao cảnh giác với áp thấp và bão.
Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất nhằm đảm bảo cho người nông dân phát triển nông nghiệp tốt hơn, và mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao đời sống của con người. Thế nhưng, khi loại thuốc này đang có những tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thì chúng ta cần phải xem xét lại.
Mặc dù tỉnh Bình Định đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, nhưng việc thu hút bác sĩ về công tác tại các cơ sở y tế không đạt được kết quả như mong muốn. Ðiều này khiến nhiều trung tâm y tế (TTYT), bệnh viện tuyến huyện luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ, nhất là các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển nhiều lần đăng tải vụ việc “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”. Các bài viết tập trung phản ánh 28 hộ dân đồng bào Thái đã nhường đất cho dự án Nhà máy xi măng Công Thanh tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhưng đến nay chưa được sổ đỏ khu tái định. Việc chưa được cấp sổ đỏ đang gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân khi họ cần tín chấp hay giao dịch bằng sổ đỏ để phát triển kinh tế.