Thanh tra tỉnh Phú Yên vừa thông báo Kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với 15 công trình tại huyện Tuy An (Phú Yên).
Hàng chục năm nay, hàng trăm ha đất sản xuất đã bị thu hồi để triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nhưng nhiều KCN đến nay vẫn “án binh bất động”, gây lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Năm 2012, một nhà máy nước ở huyện Quế Phong (Nghệ An) có vốn đầu tư hơn 41 tỷ đồng, phục vụ nước sinh hoạt cho gần 10.000 hộ dân được khởi công. Năm 2015, công trình hoàn thành cơ bản các hạng mục. Song, đến nay công trình vẫn “đắp chiếu”!
Hơn 1.000 m3 gỗ trị giá hàng tỷ đồng được trục vớt từ hồ Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) từ gần chục năm trước. Tuy nhiên, số gỗ không được tổ chức bán đấu giá, hiện đã mục nát hoàn toàn, gây thiệt hại lớn đối với tài sản Nhà nước.
Ước tính khoảng 5 - 7ha đất rừng ở thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai, xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) bị san ủi trái phép; hàng triệu m3 đất được vận chuyển đi nơi khác để bán kiếm lời. Mặc dù người dân địa phương đã nhiều lần phản ánh, nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ.
Báo Dân tộc và Phát triển, số ra ngày 11/4/2020 có đăng tải bài viết: “Công trình 35 Hàng Bè (Hà Nội): Ngang nhiên thi công bất chấp lệnh giãn cách xã hội”. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân tới ngày 14/4, công trình này vẫn thi công bất chấp chỉ đạo của lãnh đạo UBND phường.
Báo Dân tộc và Phát triển số 21, ra ngày 14/3, có đăng tải bài viết: Xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Có hay không việc làm trái với quyết định của cấp trên?. Bài báo phản ánh ông Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ tự ý chỉ đạo chuyển tuyến đối với 6/48 tuyến đường đã được UBND Huyện Sóc Sơn phê duyệt quy hoạch. Không những thế, ông Chủ tịch xã còn chỉ đạo dựng hồ sơ giả để thanh quyết toán khống cho một số tuyến đường.
Báo Dân tộc và Phát triển số 27 ra ngày 4/4 đăng tải bài viết: “Đăk Lăk: Cụm Công nghiệp của thành phố xả thải, huyện lãnh đủ!”. Từ thông tin của Báo, mới đây, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã vào cuộc kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở tái chế bao bì tại Cụm Công nghiệp (CCN) Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, xả thải không qua xử lý ra môi trường.
Không chỉ chậm tiến độ, việc quy hoạch và triển khai xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Chế biến thủy sản Cát Khánh, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải xử lý dứt điểm.
Để thực hiện dự án mở rộng công trình thủy lợi Đăk Drô, từ năm 2017, UBND huyện Krông Nô (Đăk Nông) đã lên phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Chuyện bi hài là, danh sách người nhận đền bù liên tục thay đổi, người không có đất được nhận tiền, còn người mất đất lại trắng tay.
Trong vòng chưa đầy 1 năm qua, nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Krông Nô bị các lực lượng chức năng tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi bàn giao về cho địa phương, những phương tiện vi phạm nhanh chóng được trao lại cho chủ phương tiện.
Thời gian gần đây, trên sông Mã, sông Chu chảy qua nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bị chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu được xác định, là nguồn nước bị ô nhiễm nặng do doanh nghiệp xả thải.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh tình trạng hàng chục ha rừng ngập mặn, rừng bần tại thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị triệt hạ và dần bị xóa sổ. Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm.
Việc thi công Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Thế nhưng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập.
Báo Dân tộc và Phát triển ngày 26/2/2020 có đăng tải bài viết: “Thực hiện hỗ trợ lao động học nghề ở Quan Hóa (Thanh Hóa): Có hay không việc “rút ruột’ tiền chính sách?”, phản ánh những bất cập trong thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 ở huyện Quan Hóa. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), các cơ quan liên quan của tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Quan Hóa đã vào cuộc xác minh. Theo đó, nhiều sai phạm được làm rõ.
Nước thải của một số công ty tại Cụm công nghiệp (CCN) Tân An, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) xả trộm ra môi trường trong thời gian dài, đã biến hồ thủy lợi Ea Trum, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar thành nơi chứa nước thải, khiến người dân thôn 6 và buôn Sút M’grư, xã Cư Suê phải sống trong cảnh ô nhiễm nhiều năm.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Thanh Hóa: Chương trình phục hồi thu nhập liệu có tạo được sinh kế cho người dân?”. Bài viết phản ánh về một số bất cập trong Dự án phục hồi thu nhập quốc lộ 217 trên địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Sau khi Báo đăng, ngày 31/3, ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã ký Công văn số 539/UBND-NN để báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa và một số cơ quan báo chí phản ánh vụ việc.
Giữa mùa khô, 108,7ha cây trồng ở xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) bị héo úa, một số diện tích đã bị chết do thiếu nước tưới. Nguyên nhân chính là do nhà máy thủy điện chặn dòng tích nước để nghiệm thu một số hạng mục!?.
Số tiền hỗ trợ chỉ đủ hai gia đình mua một con bò để nuôi vì bò bị “đẩy giá”; không nhận thì sẽ mất quyền lợi mà nhận về thì ôm “nợ” vào mình... Đây là tình cảnh của nhiều hộ dân ở các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước (Thanh Hóa) khi được thụ hưởng Chương trình phục hồi thu nhập thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 217.
Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 24/3/2020 đăng tải bài viết: “Xây dựng các Khu nghỉ dưỡng trên tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu: Nhiều bất cập cần xử lý triệt để”. Sau khi báo đăng, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đã tiến hành kiểm tra và phát hiện vi phạm ở một số dự án.