Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xếp hạng Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi là Di tích quốc gia

Thành Nhân - 14:33, 28/02/2023

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Đền thờ Trương Định, tại xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).

Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích Quốc gia
Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích Quốc gia

Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Đền thờ Trương Định; Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi là quê cha đất tổ, nơi Trương Định được sinh ra và trải qua thời niên thiếu trong suốt 24 năm (1820 - 1844). Đến năm 1844, Trương Định rời quê hương theo cha vào Gia Định và bắt đầu sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. Tại đây, ông chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp, trở thành bậc tiền hiền mở đất khai cơ ở vùng Tân An (Long An). Năm 1854, Trương Định chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ.

Tháng 2/1859, khi quân Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công. Năm 1862, theo yêu cầu của Nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã nhận danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái, tiếp tục cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Rạng sáng 20/8/1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân tại Đám lá tối trời (vùng biển Gò Công). Trương Định bị trọng thương, nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự vẫn để bảo toàn khí tiết anh hùng.

Súng và kiếm được trưng bày liên quan đến trận đánh giặc Pháp năm 1862 của Anh hùng dân tộc Trương Định
Súng và kiếm được trưng bày liên quan đến trận đánh giặc Pháp năm 1862 của Anh hùng dân tộc Trương Định

Khí tiết của Trương Định mãi được lưu truyền sử sách và trong lòng dân. Sau ngày ông mất, người dân Tiền Giang cũng như Quảng Ngãi đã dựng tượng, lập nhiều đền, miếu thờ cúng.

Sau ngày Trương Định hy sinh (1864), triều đình Huế đã cho xuất tiền xây dựng đền thờ ông tại làng Tư Cung, nơi ông sinh trưởng và giao cho các quan tỉnh Quảng Ngãi tế tự hàng năm. Tuy nhiên trong chiến tranh, ngôi đền đã bị hư hại.

Để tưởng nhớ và khắc ghi công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Trương Định đối với sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, năm 2003, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng Đền thờ Trương Định tại thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê. Đây là nơi thờ tự, lưu danh, tưởng niệm người Anh hùng dân tộc có công lao lớn đối với sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ nước nhà vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Năm 2009, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi bàn giao đền thờ cho Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ quản lý. Từ đó đến nay, đền thờ được quan tâm đầu tư, trùng tu nên ngày một khang trang. Tại đền thờ có 3 khu chính, gồm: Khu chánh điện thờ linh vị của Anh hùng dân tộc Trương Định; Khu tiếp khách và Khu trưng bày dùng để trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trương Định với 4 bản trích, gần 50 ảnh tư liệu, hơn 40 hiện vật và hàng chục tài liệu…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần

Trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần

Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5 - 4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) diễn ra trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho Nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.