Năm 2014, UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã triển khai thu hồi hơn 90ha đất lâm nghiệp ở Khe Bấn cấp sai đối tượng theo Nghị định 163/CP để giao cho 32 hộ nghèo thuộc bản Lè, xã Châu Hội. Tuy nhiên, điều đáng nói là, cùng với chủ trương trên, chính quyền huyện lại “bật đèn xanh” cho các hộ bị thu hồi có thể đến UBND xã nơi có đất để đăng ký, làm thủ tục tiếp tục… đăng ký thuê đất nếu có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc đất cấp sai đối tượng không được giao trả còn dân nghèo thì mòn mỏi chờ đợi.
Theo phản ánh của người dân, dưới danh nghĩa nạo vét bãi bồi Bái Thượng, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Thanh Tuấn đứng chân trên địa bàn huyện đã cho tàu hút cát trái phép. Hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân cũng như an toàn hồ đập.
Dự án Kho cảng xăng dầu, kho bãi tổng hợp Bình An, tỉnh Bình Định do Công ty cổ phần Xăng dầu Bình An làm chủ chưa có thiết kế, chưa được các ngành chức năng phê duyệt. Thế nhưng, thời gian qua, Công ty này đã ngang nhiên tiến hành thi công đổ đất, đá, xà bần lấp đầm Thị Nại tại khu vực Cầu Đen (phường Thị Nại, TP. Quy Nhơn), gây bức xúc trong dư luận.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Cơn bão Sơn Tinh (bão số 3) vừa quét qua địa bàn Thanh Hóa khiến nhiều vùng miền núi bị sạt lở nghiêm trọng. May mắn, đợt mưa lũ này, huyện Mường Lát, do địa thế ở nơi cao nhất của Thanh Hóa nên không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn luôn thấp thỏm, lo lắng về thiên tai.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã bỏ ra hơn 400 tỷ đồng đầu tư gần 500 công trình nước sinh hoạt nông thôn. Tuy nhiên, nghịch lý là một nửa trong số đó vừa “sinh” đã “tử”, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn vốn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.
Theo thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Kon Tum, từ 2011 đến nay, trên địa bàn có tới 8 nhà máy thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng. Tổng số tiến mà các nhà máy này nợ là hơn 11 tỷ đồng và lãi chậm nộp.
Đồng muối Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là vựa muối nổi tiếng bậc nhất miền Trung, gắn liền với lịch sử, văn hóa, truyền thống và con người địa phương. Tuy nhiên gần đây, người dân đang lo ngại về sinh kế của mình khi bị thu hồi 10ha đồng muối để xây dựng Dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Sa Huỳnh.
Ngày 20/7, tất cả các Trạm BOT giao thông sẽ phải chuyển đổi từ “Trạm thu giá” về lại tên cũ là “Trạm thu phí” theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ. Không chỉ vậy, tất tần tật những gì liên quan đến từ “giá” đều phải chuyển về từ “phí”.
Năm 2014, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai được triển khai thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 năm nhưng vẫn chưa có giọt nước nào.
Qua quá trình thanh tra của cơ quan chức năng về việc thực hiện Chương trình 135; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở xã thôn bản ĐBKK (QĐ 755/QĐ-TTg năm 2013); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (102/QĐ-TTg năm 2009) tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2015-2016, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
UBND các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông trên địa bàn.
Núi Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định) đang bị nứt kéo dài với hàng chục điểm, ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn. Địa phương đang nâng cao cấp độ cảnh báo đến hàng trăm người dân sống lân cận, đề phòng thảm họa lở núi vào mùa mưa.
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông là 3 tỉnh Tây Nguyên có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước. Trong 2 năm trở lại đây, giá hồ tiêu trượt dốc mạnh cùng với diện tích lớn tiêu chết khiến hàng ngàn người dân điêu đứng, ngập trong nợ nần, nhiều nhất là người trồng tiêu ở tỉnh Gia Lai.
Cầu Cư Păm nằm trên tỉnh lộ 9, là con đường huyết mạch kết nối huyện Krông Bông và huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Do sử dụng lâu và ảnh hưởng của đợt lũ cuối năm 2016 nên trụ giữa của cầu bị sụt, mặt cầu lõm xuống không thể sử dụng. Chính quyền địa phương đã sửa chữa, gia cố để người dân có lối đi tạm, giới hạn tải trọng chỉ dưới 3 tấn, hạn chế chiều cao dưới 2m nên xe trọng tải lớn không thể vào mua nông sản, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Vì cuộc sống, nhiều lao động ở khu vực nông thôn và miền núi (Nghệ An) đã chọn cho mình con đường xa nhà mưu sinh. Tuy nhiên, để có được đồng tiền đảm bảo cho cuộc sống, họ phải chấp nhận nhiều rủi ro cho bản thân, sự lo lắng bất ổn của gia đình và xã hội…
Sống bên mép sóng, những cơn triều cường ngày càng dữ dội đang tiến sát vào bờ, người dân vùng biển miền Trung nhao nhác với nỗi lo canh cánh, người mất nhà, kẻ mất đất, người mất miếng ăn, những đứa trẻ nheo nhóc chỉ vì những cơn sóng vô tình. Thế nhưng, để có một giải pháp bền vững cho những ngôi làng này không phải là chuyện dễ.
Việc xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống các sông Sê San, sông Ba ở Gia Lai vừa qua, đã làm bùng phát các phương tiện thủy hoạt động không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ lái theo quy định. Thực tế này đang đòi hỏi lực lượng chức năng phải đặc biệt quan tâm, siết chặt công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông.