Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Long Khánh (Đồng Nai): Gìn giữ các lễ hội truyền thống

Đinh Hiển - 16:07, 24/10/2020

Những năm qua, TP. Long Khánh (Đồng Nai) luôn xác định xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội tại địa phương.

Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của đồng bào Chơ Ro tại TP. Long Khánh
Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của đồng bào Chơ Ro tại TP. Long Khánh

Hiện nay, trên địa bàn TP. Long Khánh, những lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian, phong tục, nếp sống đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc… đã từng bước được chính quyền, các ngành chức năng phối hợp với đồng bào, phục hồi, gìn giữ và phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đồng bào DTTS bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ông Đặng Thanh Hiếu, Trưởng Phòng Dân tộc, TP. Long Khánh chia sẻ: Những năm gần đây, hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn TP. Long Khánh đã được khôi phục. Điển hình như: Lễ hội SaYangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) của dân tộc Chơ Ro; Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa; Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta, Ooc Om Bok... của dân tộc Khmer.

Nhằm khôi phục, nhân rộng loại hình nhạc cụ dân gian cồng chiêng cho thế hệ trẻ đồng bào dân tộc Chơ Ro, vừa qua TP. Long Khánh đã dành nhiều kinh phí trang bị cồng chiêng, trang phục và dạy cho thanh niên dân tộc Chơ Ro học đánh cồng chiêng. Theo đó, Thành phố đã tổ chức được 4 lớp dạy đánh cồng chiêng, thành lập 4 đội đánh cồng chiêng trong đồng bào dân tộc Chơ Ro tại các xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Hàng Gòn, phường Bảo Vinh nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của đồng bào.

Bên cạnh đó, Thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, lấy ý kiến của các già làng, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chơ Ro về những kinh nghiệm, sáng kiến trong việc tổ chức các lễ hội của dân tộc để các lễ hội được diễn ra theo đúng với truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS.

Lễ hội Tả Tài Phán (Vạn nhân duyên) của đồng bào người Hoa tại TP. Long Khánh
Lễ hội Tả Tài Phán (Vạn nhân duyên) của đồng bào người Hoa tại TP. Long Khánh

Đối với đồng bào dân tộc Chơ Ro, Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) là những lễ hội quan trọng nhất. Đây là dịp để đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống trên địa bàn Thành phố giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Trong lễ hội, các trò chơi dân gian của dân tộc Chơ Ro đều được tổ chức như bắn nỏ, đẩy gậy, làm bánh óng, bánh dày… Những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần vui chơi, giải trí, vừa góp phần tạo động lực khơi dậy lòng tự hào của đồng bào dân tộc Chơ Ro.

“Những nghi thức thực hành trong các lễ hội đều được đồng bào Chơ Ro trực tiếp đảm trách, đã tạo được không khí thiêng liêng vốn có của lễ hội. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện, hỗ trợ về vật chất, các phương tiện để đồng bào tổ chức lễ hội một cách thuận lợi và tốt nhất”, ông Hiếu cho biết.

Tương tự, đối với đồng bào Khmer, theo tập quán chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của Phật tử. Trong năm, người Khmer có 4 lễ lớn: Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta (Lễ Báo hiếu); Ooc Om Bok (Lễ cúng Trăng), Lễ Kathina (Lễ Dâng y), các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được duy trì tổ chức thường xuyên và long trọng. Đặc biệt là Tết Chôl Thnăm Thmây - Tết cổ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức trang trọng trong 3 ngày.

Việc chính quyền địa phương, các ngành chức năng TP. Long Khánh chung tay cùng với đồng bào các DTTS, quan tâm khôi phục lại các lễ hội từng bị mai một, đã góp phần tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng và chính quyền nơi đây. Đặc biệt, thông qua các lễ hội còn giúp cho địa phương quảng bá hình ảnh, các sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn hóa truyền thống của TP. Long Khánh.

Những năm gần đây, hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn TP. Long Khánh đã được khôi phục. Điển hình như: Lễ hội SaYangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) của dân tộc Chơ Ro; Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa; Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta, Ooc Om Bok... của dân tộc Khmer.”.

Đặng Thanh Hiếu, Trưởng Phòng Dân tộc, TP. Long Khánh

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - ANh Trúc - 1 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.
Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Media - BDT - 2 giờ trước
Người Hrê là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, như các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây. Trong đời sống thường ngày, cũng như trong các nghi lễ truyền thống, người Hrê luôn gìn giữ mối quan hệ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, trồng bắp, nuôi gia súc và gắn bó với núi rừng như một phần máu thịt.
Việt Nam được xếp vào nhóm

Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU là bước tiến quan trọng cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.