Lễ hội đền thờ Lý Nam Đế (là Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam) sẽ diễn ra vào ngày 09/02/2025 (tức 12 tháng Giêng âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia Đền thờ Lý Nam Đế thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, mà một trong những điều làm nên đặc trưng ấy chính là các lễ hội đều được gìn giữ nguyên dạng bản sắc.
Du lịch -
Minh Nhật -
11:45, 26/02/2025 Với cảnh quan tươi đẹp và trải nghiệm văn hóa đặc sắc, Hòa Bình trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới do Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveller công bố vào cuối năm 2024.
Du lịch -
Minh Nhật -
00:38, 27/01/2025 Đến Fansipan Xuân này, du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thú vị và được trải nghiệm cảm giác “đi giữa muôn hoa”. Những cây đào cổ thụ bật lên sắc thắm trong sương mờ, đồi hướng dương vàng rực trải dài tít tắp, vườn phong lữ thảo, dạ yến thảo, báo xuân và lan trần mộng đua nhau khoe sắc.
Ngày 11/3, đồng bào Ba Na làng Hrách (xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro, Gia Lai) tổ chức Lễ Sơmă Kơcham (mừng năm mới) tại nhà rông của làng. Hoạt động do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Kông Chro hỗ trợ, nhằm khuyến khích đồng bào Ba Na gìn giữ và phát huy các lễ hội truyền thống.
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 05/02/2025 (mùng 8 tháng Giêng Ất Tỵ), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.
Nhiều lễ hội truyền thống của Thủ đô Hà Nội được tái hiện tại Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sáng 6/10, đem đến cho người xem trải nghiệm thú vị về nét văn hóa độc đáo của địa phương, qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc.
Bảo tồn văn hóa, trong đó có bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao gắn với phát triển du lịch được coi là hướng đi bền vững, giúp Lào Cai hiện thực hóa “ mục tiêu kép”, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống các dân tộc, vừa thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp và dành nguồn lực cần thiết để bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống.
Lễ mừng chiến thắng, Lễ cầu mưa... của người Ba Na từ bao đời mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng các nghi lễ cổ truyền của người Ba Na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là lễ hội đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt.
Tin tức -
Minh Nhật -
08:22, 26/02/2024 Ngày 23/2 vừa qua, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc - Rước khai Xuân” năm Giáp Thìn 2024, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng”.
Ngày 29/5, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp phát triển sản phẩm văn hóa lễ hội sông nước Sóc Trăng, giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn 2035”.
Media -
BDT -
17:00, 24/02/2024 Lễ hội của đồng bào DTTS là một nét văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần được tích đọng, gìn giữ bao đời, tạo nên bản sắc của cộng đồng dân tộc đó. Nhưng theo thời gian, do nhiều nguyên nhân, có không ít lễ hội đang bị mai một, biến mất, hoặc bị hiện đại hóa, không còn giữ được những giá trị vốn có. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về “Nỗi lo mai một lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung thêm 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản văn hóa tín ngưỡng vùng đồng bào DTTS, là Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng (Sơn La), Lễ hội Gầu tào của người Mông (Yên Bái) Lễ hội Giã cốm của người Tày (Tuyên Quang)…
Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ; trong đó có hơn 88% là lễ hội dân gian, 6% lễ hội tôn giáo, 4% lễ hội lịch sử, 0,12% lễ hội du nhập từ nước ngoài và các lễ hội khác chiếm khoảng 0,5%. Đặc biệt trong mùa Xuân nói chung, tháng 2 Âm lịch nói riêng, nhiều địa phương trong cả nước nô nức tổ chức lễ hội nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân an lành, no ấm, hạnh phúc.
Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, người dân khắp nơi lại nô nức về tham dự lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. Đây là lễ hội độc đáo bậc nhất, được tổ chức nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt.
Một trong những nghi thức linh thiêng dịp khai hội Xuân của nhiều vùng là lễ rước nước. Đây là lễ hội gắn với văn minh lúa nước của Việt Nam, hiện vẫn được giữ gìn và phát huy.
Media -
BDT -
09:08, 27/12/2023 Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê vừa được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Tin tức -
Minh Nhật -
22:48, 22/02/2024 Vào các ngày 20 và 21/2 (tức các ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra các nghi lễ quan trọng của Lễ hội khai ấn Đền Trần. Đó là lễ rước kiệu Ngọc Lộ và lễ nước, tế cá.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng kể. Đối với Dự án 6, thuộc Chương trình MTQG 1719, Quảng Bình đã đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn.