Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đã ban hành Công văn số 5256 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Xuân Quý Mão 2023. Theo đó, Bộ đề nghị các địa phương tăng kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục.
Chiều 8/11, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ V năm 2022 đã khép lại sau 7 ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Ngày 22/9, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ I năm 2022.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
18:28, 15/09/2022 Ngày 15/9 (tức ngày 20/8 Âm lịch), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội truyền thống đền An Sinh năm 2022.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS năm 2022. Trong số 5 lễ hội tiêu biểu lần này, tỉnh Thanh Hóa có 2 lễ hội, gồm: Lễ hội Mường Lập của dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc, Lễ hội Mường Đòn tại huyện Thạch Thành.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức hoạt động bảo tồn Lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số trong quý 4/2022. Theo đó, các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tổ chức bảo tồn Lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số, năm 2022.
So với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam được coi là quốc gia có nhiều lễ hội truyền thống nhất. Các lễ hội truyền thống tại Việt Nam diễn ra quanh năm, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, các lễ hội dân gian hiện nay đang bị khai thác tràn lan, không mang tính hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn, trong đó có lĩnh vực du lịch.
Xã hội -
Lê Vũ -
19:52, 01/03/2022 Núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh). Ngoài những giá trị to lớn về thiên nhiên và lịch sử cách mạng, trong quần thể danh thắng Chứa Chan còn có nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cùng với các lễ hội truyền thống thu hút hàng vạn du khách đến tham dự mỗi năm.
Câu chuyện thiếu kinh phí để bảo tồn, phục dựng lễ hội không mới, bởi trên thực tế bao năm qua, vấn đề này đã được đề cập đến rất nhiều nhưng hầu như vẫn chưa có được một giải pháp thỏa đáng. Trong khi đó, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS đứng trước nguy cơ bị mai một hoặc “xóa sổ”, việc bảo tồn, phục dựng đang là yêu cầu bắt buộc.
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 khiến nhiều lễ hội truyền thống ở các địa phương trong cả nước phải dừng lại để bảo đảm an toàn công tác phòng chống dịch. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta thanh lọc, loại bỏ bớt những lễ hội biến tướng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2021.
Những năm qua, TP. Long Khánh (Đồng Nai) luôn xác định xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội tại địa phương.
Đẩy mạnh phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ tại thôn, xã nhằm khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện đang là cách làm được huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt lên hàng đầu. Thông qua đó các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân gian được hình thành, các lễ hội truyền thống được phục dựng…
Tháng Giêng là tháng Hội Xuân. Sau những ngày Tết Nguyên đán, nơi nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, nhất là ở các địa phương vùng cao.