Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặc sắc Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Minh Nhật - 14:19, 05/02/2025

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê (thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm. Ảnh: TL
Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê (thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm. Ảnh: TL

Nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống

Theo tục lệ, Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm. Vài năm trở lại đây, vì một số lý do, điều kiện, với sự nhất trí cao của toàn thể các vị chức sắc và dân làng nên Lễ hội được tổ chức trong hai ngày 13 và 14 tháng Giêng.

Nét độc đáo của Lễ hội Báo bản là kính báo lên thành hoàng, các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em và thành tích của làng đạt được trong năm cũ. Trong đó, phần lễ sẽ tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công lao các vị tiền nhân đã có công khai phá, lập làng và tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ - những người con quê hương đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước. Phần hội diễn ra sôi động, tươi vui với các hoạt động như, đánh cờ, múa lân, võ vật, biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể dục, thể thao...

Khai mạc Lễ hội, người dân địa phương cùng tập trung về đình làng để dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân và anh hùng liệt sỹ. Người dân trong làng tích cực tham gia, mỗi người một công việc.

Các hoạt động của phần lễ. Ảnh: TL
Các hoạt động của phần lễ. Ảnh: TL

Hằng năm, cứ đến ngày 13, 14 tháng Giêng, Lễ hội Báo bản thu hút đông đảo không chỉ con cháu làng Nộn Khê và người dân, du khách thập phương về dự hội.

Bà Bùi Thị Tỵ, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ, Lễ hội Báo bản là dịp để con cháu xa gần hướng về nguồn cội, báo đáp công đức các bậc tiền nhân. Đây là dịp để con em xa quê hương và du khách thập phương về dự hội vãn cảnh, cầu mong những điều tốt lành đến với bản thân, gia đình.

Một nét đặc sắc Lễ hội Báo bản ở Nộn Khê còn giữ được đó là hai phiên chợ đêm vào tối 12 và 13 tháng Giêng thu hút hàng nghìn người về dự với nhiều món ăn dân dã, truyền thống, mang đậm hương vị quê hương như, bánh đúc, bánh gai, bánh cuốn, bún riêu, bún ốc...

Đến với Lễ hội, du khách còn được thưởng thức màn trình diễn thơ, ca không chỉ do chính người dân Nộn Khê sáng tác mà còn của những người con đi làm ăn xa gửi về để tham gia. Lần lượt những bài thơ được ngâm lên hoặc chuyển thành các làn điệu dân ca để hát.

Phát huy giá trị di sản phi vật thể

Lễ hội Báo bản cùng không gian của lễ hội góp phần chuyển tải lịch sử gần 600 năm của vùng đất Nộn Khê. Lễ hội không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam - giai đoạn nhà Hậu Lê bảo vệ biên cương bờ cõi, mở mang bờ cõi Đại Việt về phương Nam mà còn chứa đựng trong mình hệ thống tín ngưỡng của người Việt vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng.

Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê cũng là nơi bảo lưu nhiều giá trị, thành tố văn hóa, tạo nên bản sắc riêng của làng như, văn học dân gian, nghệ thuật kiến trúc dân gian, hệ thống văn cúng, chữ Nôm, kĩ thuật chế biến các món bánh, đồ xôi, chế biến thịt gà, thủ lợn…

Trò chơi cờ người và trò chơi Tổ tôm đếm Ảnh: TL
Trò chơi cờ người và trò chơi Tổ tôm đếm. Ảnh: TL

Ngoài ra, Lễ hội còn bảo lưu tương đối nguyên vẹn nghi lễ mang tính cổ xưa gắn liền với tục thờ tiền hiền, người có công lập làng, tục thờ anh hùng dân tộc từ Hậu Lê và tục thờ thủy thần, tín ngưỡng thờ Mặt trời của cư dân nông nghiệp lúa nước với các tục lệ: Tục rước thánh, rước kiệu từ phía Đông sau đó đi một vòng quanh làng, nấu cỗ ban đêm, nuôi gà lễ cùng các trò chơi dân gian đặc sắc như, chọi gà, tổ tôm điếm, đi cầu phao, nấu cơm thi…

Không chỉ mang đến và thỏa mãn các giá trị tinh thần cho người dân Nộn Khê, Lễ hội Báo bản còn mang lại giá trị vật chất, kinh tế cho một bộ phận người dân nơi đây. Được chính thức khôi phục lại từ năm 1986, Lễ hội Báo bản được cộng đồng dân làng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để tổ chức theo đúng lễ nghi truyền thống.

Với những giá trị nổi bật, ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3987/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội không chỉ có ý nghĩa cố kết cộng đồng dân cư với những nét sinh hoạt văn hóa từ ngàn xưa mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình khẳng định, Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh. Lễ hội là một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương, có sức ảnh hưởng quan trọng tại tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận.

Lễ hội không chỉ góp phần giáo dục truyền thống văn hóa của địa phương mà còn là nơi hội tụ và lan tỏa tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, cũng là sợi chỉ kết nối các thế hệ người dân địa phương dù đang sinh sống ở bất cứ vùng miền nào. Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương.

Để bảo vệ, phát huy di sản, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình tiếp tục nâng cao vai trò quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn hoạt động của Lễ hội; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về Lễ hội; nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng và tư liệu hóa Lễ hội Báo bản. Đồng thời dàn dựng các tác phẩm chèo, kịch, chương trình nghệ thuật phục vụ tại Lễ hội; phát huy vai trò của cộng đồng, tăng cường xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Xã hội - Ngọc Chí - 7 phút trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có thông tin phản ánh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) tỉnh Kon Tum đã kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý khắc phục ngay sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú, Tp. Kon Tum, nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 8 phút trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 10 phút trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 17 phút trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22 phút trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 25 phút trước
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.
Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề

Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Trang địa phương - Minh Nhật - 29 phút trước
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 16/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng".
Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên DTTS

Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên DTTS

Kinh tế - Ngọc Chí - 39 phút trước
Những năm qua, tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào DTTS khởi nghiệp nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhất là các cấp bộ đoàn. Từ đó, tạo động lực cho thanh niên DTTS mạnh dạn triển khai các ý tưởng khởi nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng.
Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
Các chuyên gia khí hậu thủy văn thông tin, dự báo từ tháng 5 - 10/2025, trên cả nước sẽ xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Sáng 16/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.