Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng sinh con tại nhà ở vùng đồng bào DTTS : Những câu chuyện đau lòng (Bài 1)

Lê Ngọc - 13:55, 16/08/2022

Thay vì tìm đến các cơ sở y tế, nhiều phụ nữ ở các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn lựa chọn hình thức sinh con tại nhà. Chính quan niệm sai lệch này là nguyên nhân gây ra những cái chết thương tâm cho sản phụ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng dân số. Bên cạnh đó, một nguyên nhân sâu xa khác khiến cho một số phụ nữ không dám đến cơ sở y tế do họ là đối tượng tảo hôn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) tuyên truyền tới các cặp vợ chồng cách chăm sóc trẻ sơ sinh và sự an toàn khi sinh tại cơ sở y tế
Cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) tuyên truyền tới các cặp vợ chồng cách chăm sóc trẻ sơ sinh và sự an toàn khi sinh tại cơ sở y tế

 “Tử thần” cận kề

Có mặt tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu), chúng tôi không thể quên hình ảnh người đàn ông gương mặt còn trẻ, nước mắt chảy dài ôm chặt thi thể đứa con gái trong lòng ngồi thẫn thờ trước phòng bệnh.

 Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ anh Giàng A Dua ở bản Pan Khèo, xã Thèn Sin (huyện Tam Đường). Mang thai đứa con đầu lòng, đến ngày sinh nở thay vì đến Trạm Y tế xã, thì gia đình lại lựa chọn sinh con tại nhà. Sau 1 tiếng “vượt cạn”, bé cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Tuy nhiên, sau khi bà đỡ tiến hành cắt rốn cho bé bằng kéo sinh hoạt hàng ngày được 30 phút, thì em bé có biểu hiện yếu dần, khó thở. Gia đình vội vàng đưa bé đến bệnh viện. Đến 8 giờ sáng ngày 20/6/2022, khoa Nhi tiếp nhận bé trong tình trạng da tím tái toàn thân, thở yếu, rốn tươi không kẹp rốn nên chảy máu nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành vệ sinh kẹp rốn, hỗ trợ hô hấp bằng đặt nội khí quản, thở máy, chuyền máu cấp. Qua mấy tiếng điều trị thì diễn biến nặng, mặc dù đã được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bé không qua khỏi.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Giàng A Dua nghẹn ngào nói: “Khi con có biểu hiện tím tái tôi vội vàng đưa con đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng muộn mất rồi, bác sỹ không cứu được, giờ con mất không biết về nói sao với vợ. Giá như đưa vợ đến trạm y tế đẻ, thì con sẽ không mất”. Lời anh nói như “nhát dao cắt vào tim”, lời cảnh tỉnh cho những cặp vợ chồng vẫn còn tư tưởng muốn sinh con tại nhà, bỏ qua sự nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp xảy ra tai biến khi sinh con tại nhà, tại các bản vùng cao biên giới xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ). Bởi tương tự câu chuyện đến tận bây giờ, nhiều người dân ở bản Tô Y Phìn, cùng xã Mồ Sì San vẫn không quên được cái chết thương tâm của sản phụ Phùng Tả Mẩy (nghi băng huyết) khi sinh con tại nhà. Ngôi nhà nhỏ xập xệ, thiếu bàn tay vun vén của người mẹ trở nên bừa bộn, con cái nheo nhóc.

Qua lời kể của chồng chị Mẩy, chúng tôi được biết, đây là lần thứ 5 chị sinh con tại nhà. Trong quá trình mang thai, chị vẫn khỏe mạnh, hàng ngày vẫn đi lên nương, vào rừng kiếm củi, hái măng. Đến chiều tối ngày 18/2/2022, chị Mẩy thấy đau bụng lâm râm, cơn đau tăng dần. Các lần sinh đẻ trước, chị vẫn đẻ tại nhà và tự tắm cho con, không có vấn đề bất thường gì xảy ra. Do đó, lần này chị cũng không đến trạm y tế và cũng không mời người đến hỗ trợ trong quá trình sinh. 

Khoảng 21 giờ, chị sinh ra một bé trai khỏe mạnh, hồng hào, sau đó có người nhà xuống xem thấy rau không bong và chảy nhiều máu. Người nhà đề nghị phải lên trạm y tế, nhưng chị bảo không sao, cương quyết không đi. Tới khoảng 23 giờ 30 phút, rau vẫn không bong, chảy nhiều máu, vã mồ hôi, chân tay run, tím tái và đến 0 giờ 15 phút ngày 19/2 thì chị Mẩy tử vong.

Anh Chẻo Chìn Phàng (chồng chị Phùng Tả Mẩy) tâm sự: “Khi xuống thấy vợ chảy nhiều máu, rau không bong, gia đình bảo đưa đến trạm y tế, nhưng vợ nhất quyết không đi vì sợ xấu hổ. Giờ vợ mất rồi. Đây là bài học cho các gia đình khi mang thai không nên đẻ tại nhà mà cần đưa vợ đến cơ sở y tế được khám, tư vấn, hỗ trợ đẻ tại trạm”.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Mồ Sì San có 4 bản, chủ yếu đồng bào dân tộc Dao sinh sống. So với các xã khác của huyện Phong Thổ, xã Mồ Sì San có tỷ lệ phụ nữ đẻ tại trạm y tế cao, chiếm khoảng 67,4%. Tuy nhiên, vẫn còn một số chị em phụ nữ ngại ra trạm mặc dù tuyên truyền, vận động giải thích nhiều nhưng bà con đều “để ngoài tai”, nhất quyết đẻ tại nhà, dẫn đến một số trường hợp trong lúc đẻ tại nhà xảy ra các trường hợp rau không bong, đẻ khó. Rất may gọi được cán bộ y tế kịp thời đến xử lý nên thoát khỏi “tử thần”.

Ngược lên vùng cao huyện Sìn Hồ, chúng tôi nhận thấy thói quen sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ cho nhau diễn ra khá phổ biến, tập trung nhiều ở đồng bào dân tộc Mông. Điển hình như tại xã Sà Dề Phìn, tỷ lệ sinh con tại nhà chiếm tới 70%. Điều đáng nói, trạm y tế ở đây đều được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, có y bác sĩ đào tạo bài bản, nhưng do thói quen, phong tục lạc hậu nên nhiều phụ nữ vẫn chọn cách tự sinh con tại nhà. Câu chuyện mẹ chồng đỡ đẻ cho con dâu, chồng đỡ đẻ cho vợ vẫn diễn ra hàng ngày nơi đây.

Cùng cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, chúng tôi đến thăm vợ chồng anh Sùng Ca Dinh (1998) và Vàng Thị Mỷ (SN 2003) ở bản Sà Dề Phìn. Chị Mỷ vừa "vượt cạn" thành công tại nhà, mặc dù nhà chỉ cách Trạm Y tế xã chưa đầy 300m. Trò chuyện với vợ chồng, chúng tôi được biết, đây là lần thứ 2 chị sinh con tại nhà, lần đầu là do mẹ chồng đỡ, còn lần này là do chồng đỡ. Mặc dù chưa có kinh nghiệm, không được học bài bản nhưng Dinh vẫn quyết định đỡ đẻ cho vợ và tự lấy kéo sinh hoạt hàng ngày cắt rốn cho bé mà không cần vệ sinh.

Anh Sùng Ca Dinh, bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ chia sẻ: “Đứa con đầu đẻ ở nhà nên đứa thứ 2 không sợ nữa. Bố mẹ ngày xưa cũng đẻ mình tại nhà nên vợ chồng cũng quyết định đẻ con tại nhà. Tôi trực tiếp đỡ đẻ cho vợ và dùng kéo cắt dây rốn cho con”.

Theo chia sẻ của y sĩ Lê Thị Thu Hà, Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, phụ nữ ở đây chủ yếu sinh con tại nhà. Chỉ khi trong quá trình "vượt cạn" gặp phải các tình huống khó đẻ, thai to thì mới gọi cho cán bộ y tế đến hỗ trợ. Nhiều trường hợp may mắn, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do những người đỡ đẻ không có kiến thức về sinh sản, việc đỡ đẻ chủ yếu làm theo thói quen, kinh nghiệm, rất dễ xảy ra nhiễm trùng, băng huyết, nhiễm khuẩn. Mặt khác, nếu gặp các biến chứng như sản giật, vỡ tử cung hay các ca đẻ khó sẽ không biết cách xử trí, dễ dẫn đến tử vong.

Cán bộ Trạm Y tế xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) khám thai định kỳ cho các thai phụ
Cán bộ Trạm Y tế xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) khám thai định kỳ cho các thai phụ

Gia tăng tình trạng sinh con tại nhà

Thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số đã được các ban, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương chú trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà vẫn còn khá cao. Năm 2021, toàn tỉnh có 2.961 trường hợp đẻ tại nhà/8.672 tổng ca đẻ (chiếm tỷ lệ 34,14%); 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 1.384 trường hợp đẻ tại nhà/3.805 tổng ca đẻ (chiếm 36,37%, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ lệ sinh con tại nhà cao tập trung ở các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè.

Sìn Hồ là địa phương có tỷ lệ sinh con tại nhà cao nhất, chiếm 52,67% (năm 2021). 6 tháng đầu năm ghi nhận 343 trường hợp đẻ tại nhà (chiếm 45%), chủ yếu tập trung ở xã có đồng bào dân tộc Dao, Mông sinh sống như: Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, Làng Mô, Pu Sam Cáp… 

Tại xã Tả Ngảo, từ đầu năm đến nay, toàn xã có 30/40 trường hợp sinh con tại nhà (chiếm 87,7%); xã Sà Dề Phìn 25/36 trường hợp sinh con tại nhà. Cá biệt, có nhiều bản cách xa trung tâm xã từ 10 - 40km thì 100% phụ nữ lựa chọn sinh con tại nhà như bản: Nậm Khăm, Lao Lử Đề (xã Tả Ngảo); Hắt Hơ, Sảng Phìn (xã Sà Dề Phìn). Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại, bởi sinh con tại nhà có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ và trẻ sơ sinh do tai biến sản khoa nếu không được xử lý kịp thời.

Y sĩ Lê Thị Thu Hà, Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ tâm sự: “Hằng năm Trạm y tế Sà Dề Phìn có đề ra chỉ tiêu đẻ tại cơ sở y tế nhưng tỷ lệ không đạt đa số phụ nữ đẻ tại nhà do tập quán phong tục. Có những hộ nhà gần sát tại trạm lên vận động nhưng vẫn quyết đẻ tại nhà mặc dù đã tuyên truyền nhưng chưa thay đổi được nhận thức”.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ DTTS sinh con tại nhà trên địa bàn huyện cao, bác sĩ Nguyễn Trung Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ cho biết: Chủ yếu do địa hình, giao thông đi lại khó khăn, từ bản ra trung tâm xã xa cộng với phong tục tập quán lạc hậu, tâm lý xấu hổ, e ngại của phụ nữ khi đến cơ sở y tế thăm khám.

 Bên cạnh đó, suy nghĩ chủ quan nhiều chị em sinh con tại nhà một lần không thấy tai biến gì, nghĩ việc sinh nở đơn giản nên các lần sinh sau vẫn cứ đẻ tại nhà. Một nguyên nhân nữa, khiến cho tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà có chiều hướng gia tăng đó là nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra tại các xã vùng sâu, vùng xa.

Ngoài Sìn Hồ, huyện Phong Thổ cũng có tỷ lệ sinh con tại nhà khá cao, chiếm 47% (tăng 0,7% so với 6 tháng đầu năm 2021), chủ yếu ở các xã: Mù Sang, Tung Qua Lìn, Dào San, Sin Suối Hồ, Hoang Thèn…; Cá biệt, năm 2021 trên địa bàn huyện có 4 sản phụ tử vong (trong đó, 1 ca nghi băng huyết do đẻ tại nhà; 1 ca chết sau khi mổ lấy thai; 2 ca chết trong quá trình mang thai do bị các bệnh lý nền). 

Do đó, theo khuyến cáo của các y, bác sĩ các bà mẹ khi mang thai nên đến cơ sở y tế để khám, tư vấn thường xuyên ở giai đoạn cuối thai kỳ vừa bảo đảm sức khỏe cho thai nhi, lại phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 7 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 8 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm. Đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường Thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglai Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglai Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:21, 17/05/2025
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglai”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglai huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 17:19, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.