Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm mẹ ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”

Thùy Anh- Lê Ngọc - 11:30, 09/08/2022

Qua khảo sát của ngành Dân số tỉnh Lào Cai, tỷ lệ trẻ em được sinh ra từ những người mẹ đang trong độ tuổi học sinh còn cao, phần lớn rơi vào các xã vùng cao. Mặc dù hằng năm, ngành y tế kết hợp với nhiều đơn vị, cơ quan chức năng tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhưng tỷ lệ này thuyên giảm chưa nhiều.

Sùng Thị Mỷ ở xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Ca mới 18 tuổi đã chuẩn bị sinh bé thứ 2.
Sùng Thị Mỷ ở xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) mới 18 tuổi đã chuẩn bị sinh bé thứ 2.

Nhọc nhằn của người mẹ tuổi trăng rằm

Trong một chuyến công tác đến với xã vùng cao Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, theo địa chỉ cán bộ xã cung cấp, chúng tôi tìm được cô gái người Mông tên Sùng Thị Mỷ (tên nhân vật đã được thay đổi) sinh năm 2004, thôn Mào Sao Chải.

Vừa địu con vừa hái rau cho lợn, đứa con trên lưng quấy khóc, cùng cái nắng oi ả giữa trưa tháng 8, khiến cho khuôn mặt trăng rằm của cô gái lộ lên những nhọc nhằn. Mỷ là người xã Nàn Sán, còn chồng tên là Cư Văn Tráng (tên nhân vật đã được thay đổi), người Mông, xã Sín Chéng, quen và yêu thương nhau qua mạng xã hội khi cả 2 cùng học lớp 9.

Tráng nói muốn cưới Mỷ làm vợ, nhưng gia đình và chính quyền khuyên ngăn. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn đó, chưa đầy 1 năm sau, Mỷ có bầu, em nghỉ học rồi về nhà Tráng làm dâu. Bố mẹ chồng đi làm xa, để nhà cửa, nương vườn và cậu con trai mới 4 tuổi cho nàng dâu 15 tuổi chăm sóc. Cả 2 vợ chồng còn đang ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Mỷ sinh con trong muôn vàn khó khăn và thiếu thốn.

Trò chuyện với chúng tôi, nước mắt lăn đều trên má, Mỷ kể, “Lấy chồng xong em phải nghỉ học để sinh con. Còn chồng em vẫn tiếp tục đi học, cuộc sống vợ chồng bắt đầu có những suy nghĩ khác nhau. Hằng ngày, em dậy sớm chuẩn bị xong hết đồ ăn cho chồng mang đến lớp, rồi em đi bộ lên nương cách nhà hơn 3km, đến tối mới về. Vừa chăm con, vừa chăm em chồng, rồi chăm sóc chồng, nhiều hôm em thấy mình không còn sức lực nữa. Có những ngày cuối tuần, chồng say rượu mắng em, vợ chồng từ đó mà sinh ra mâu thuẫn".

Bữa ăn của 2 vợ chồng Mỷ cũng bữa rau bữa cháo, thi thoảng bố mẹ chồng gửi cho chút tiền thì mới được 1 bữa thịt. Con ốm, Mỷ  tự ra hiệu thuốc mua thuốc cho con uống, vì nó không có giấy khai sinh, chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên Mỷ  không đưa đến bệnh viện.

Các cô chú ở xã bảo, em làm khai sinh cho con, gia đình chồng lại muốn con em mang họ bố, trong khi chồng em năm nay mới 18 tuổi, nên người ta chưa cho đăng ký kết hôn. Chồng em năm nay vừa thi xong cấp 3, thì làm hồ sơ đi làm công nhân dưới xuôi, em sắp sinh đứa thứ 2, không có ai ở nhà mà tiền cũng không có”.

Địu đứa con đang sốt trên lưng, rồi ôm cái bụng đang bầu tháng thứ 6, Mỷ đỏ hoe đôi mắt tiếc nuối: Ngày xưa ở nhà với bố mẹ, em không phải làm gì ngoài đi học. 3 năm trôi qua, hằng ngày nhìn chồng cùng bạn đến lớp, còn mình thì đi nương, đêm về lại chăm con, em không dám nghĩ tới chuyện đi học trở lại. Giờ em muốn được quay trở lại lớp học, để sau này còn có một công việc ổn định, nhưng đi học thì không ai nuôi con cho em. Em tiếc những tháng ngày qua, nhưng thời gian lại không bao giờ quay lại nữa cán bộ ạ.

Nhân viên ngành dân số đi vận động chia sẻ cùng gia đình em G.T.M xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai)
Nhân viên ngành dân số đi tuyên truyền, vận động và chia sẻ khó khăn cùng gia đình em G.T.M, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) về hệ lụy của tảo hôn

Tỷ lệ tảo hôn thuyên giảm không rõ ràng

Ông Thào A Cháng, Phó Chủ tịch xã Sín Chéng cho biết, trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng tảo hôn, đối tượng là trẻ vị thành niên. Ngày thường, các cháu đi học, đến dịp nghỉ lễ tết, các cháu được nghỉ học về nhà mới quen nhau rồi yêu đương dẫn đến bỏ học và tự ý về ở với nhau. Có nhiều trường hợp xã nắm bắt được, đến vận động và kịp thời ngăn chặn. 

"Những năm gần đây, chúng tôi kết hợp cùng các ngành và trường học làm công tác tuyên truyền, nên tỷ lệ tảo hôn giảm đi nhiều so với những năm trước. Những trường hợp còn sót lại, là các cháu trốn đi nơi khác sinh sống rồi khi có con mới quay về, chính quyền xã đang tìm hướng giải quyết tốt nhất”, ông Thào A Cháng chia sẻ.

Theo thống kê của ngành Dân số tỉnh Lào Cai, tỷ lệ trẻ em được sinh ra từ những người mẹ đang trong độ tuổi học sinh còn cao, đa số tại các xã vùng cao, biên giới của tỉnh.

Ông Đỗ Sỹ Hùng, Giám đốc Chi cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Lào Cai cho biết: Tình trạng sinh con ở những người mẹ trong độ tuổi vị thành niên vẫn còn cao trên toàn tỉnh, tình trạng này không phải là mới mà tồn tại từ rất lâu. Mỗi năm, ngành Y tế kết hợp với ngành Giáo dục, Ban Dân tộc và các đơn vị tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và giáo dục giới tính cho học sinh, trẻ vị thành niên ở khắp các trường học, UBND xã, phường trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn còn cao, thuyên giảm không rõ ràng, tỷ lệ đó chuyển dần từ thành thị sang vùng cao, phần đa là đồng bào DTTS như Mông, Dao…

Một trong những môi trường tuyên truyền được đánh giá có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, là câu lạc bộ “Dấu hỏi xanh” của trường trung học Phổ thông dân tộc nội trú (THPTDTNT) tỉnh Lào Cai.

Cô Trần Xuân Mai, Phó hiệu trưởng Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai chia sẻ: Tất cả học sinh khi bước chân vào trường đều phải tham gia câu lạc bộ “Dấu hỏi xanh”, nhà trường tổ chức định kỳ mỗi quý 1 lần. Ở đây, các em được thoải mái chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình, truyền thụ nhiều kiến thức để các em có thể tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của tình yêu và tình dục. "Chúng tôi mong muốn, các em cũng là những tuyên truyền viên tích cực, chia sẻ tới đồng bào nơi gia đình các em đang sống về giáo dục giới tính, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…"

Ông Đỗ Sỹ Hùng cho biết thêm: Hiện nay, công tác tuyên truyền luôn được đẩy mạnh và áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt. Tuy nhiên, tài liệu về giới tính, tình dục lại tràn lan trên mạng xã hội, các cháu không phân biệt được cái nào có lợi, cái nào độc hại, thiếu sự hướng dẫn đồng hành của cha mẹ, các cháu rất dễ tò mò tìm hiểu rồi làm theo. Ở vùng cao, biện pháp tránh thai không sẵn có, các cháu còn e dè để tìm mua ở các hiệu thuốc, dẫn đến việc các cháu quan hệ tình dục sớm, không an toàn và có con ngoài ý muốn.

“Theo thống kê chuyên ngành Dân số và Phát triển tỉnh Lào Cai năm 2021, số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi là 1.956 trẻ /11.070, chiếm 17,67% trẻ được sinh ra trong toàn tỉnh (dân tộc Mông chiếm 60,22%, dân tộc Dao chiếm 17,12%, dân tộc Tày chiếm 8,23%, còn lại các dân tộc khác chiếm 14,43%); số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 18 tuổi là 812 trẻ chiếm tỷ lệ 7,35%. Các huyện có tỷ lệ trẻ em sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi cao như Bắc Hà 25,29%, Si Ma Cai 25,07%, Bát Xát 21,57%)”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 1 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 1 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 2 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 2 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 3 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.