Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng DTTS. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi diện mạo thôn, làng và đặc biệt là đời sống của đồng bào DTTS đã không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBDT và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV xung quanh các vấn đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các nội dung mà đại biểu Quốc hội nêu ra cũng như phần trả lời của Bộ trưởng đã đáp ứng niềm mong mỏi của cử tri cả nước.
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV dành thời gian cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng, trong đó Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ đăng đàn trả lời, giải đáp một số vấn đề, nội dung thuộc lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Cử tri vùng đồng bào DTTS gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Chiều nay, ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và cũng được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Với ý chí, quyết tâm cao, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, đất nước ta vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Hôm nay, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Cả cuộc đời hiến dâng vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của Nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta di sản vô cùng to lớn và quý báu, trong đó có tư tưởng, đạo đức và tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng của Người.
Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để thế hệ hôm nay bày tỏ lòng tôn kính đối với lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, đồng thời để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn nữa những giá trị trong di sản Người đã để lại cho dân tộc và cho thời đại, tiếp tục được lan tỏa cho mỗi thế hệ người Việt Nam và nhân loại tiến bộ khắp năm châu.
Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Tiến sỹ Pateman đánh giá dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại và vững mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và "Điện Biên Phủ" đã đi vào Lịch sử Quân sự thế giới như một biểu tượng sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
69 năm trước, tại lòng chảo Mường Thanh, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries (Đờ cát) báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ vào chiều 7/5/1954 đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, anh dũng của quân, dân ta và là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Sau hơn 1 năm triển khai, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến cả trong nhận thức lẫn hành động.
Ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Nội vụ, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay) với nhiệm vụ: “Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Trải qua chặng đường 77 năm phát triển đầy gian nan, vất vả nhưng rất đỗi vẻ vang, chúng ta càng tự hào hơn về những thành tựu, đóng góp của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc với trọng trách mà Đảng, Bác Hồ đã giao phó.
Trống đồng rền vang như lời cha ông vọng về từ thuở hồng hoang dựng nước. Đỉnh thiêng Nghĩa Lĩnh bảng lảng trầm hương mờ ảo tán đại thụ cổ kính, vương vấn trên sắc cờ thần. Đền Hùng hội mở. Việt Trì - Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam rực rỡ cờ hoa, rộn vang trống hội, đằm thắm, mượt mà câu Xoan, Ghẹo mở rộng vòng tay thân thiện chào đón du khách thập phương hành hương về Giỗ Tổ trong nghĩa “đồng bào” về chung vui ngày Lễ trọng. Trăm cây một cội, trăm con một nhà, triệu trái tim con Lạc, cháu Hồng chung nhịp đập thành kính tri ân công đức tổ tiên…
Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng Công an các cấp tỉnh Đắk Nông liên tiếp phát hiện, triệt phá, bắt giữ nhiều đối tượng bán trái phép thuốc lá điện tử có chứa chất cấm ma túy...