Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Lào Cai

Dương Đức Huy - 11:48, 02/02/2024

Sinh thời, mặc dù bận rất nhiều công việc, song Bác Hồ đã dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Lào Cai. Bởi lẽ, Lào Cai trước đây là tỉnh miền núi, biên giới, nơi có đông đồng bào các DTTS sinh sống, với cuộc sống nghèo nàn và lạc hậu; dù chỉ cách Hà Nội hơn 300 km, nhưng đường sá đi lại rất khó khăn, thành thử trở nên xa xôi, cách trở...

Bác Hồ với Phụ nữ các dân tộc Lào Cai 1958
Bác Hồ với Phụ nữ các dân tộc Lào Cai 1958

24 năm trên cương vị là Chủ tịch nước, mặc dù bận trăm công, nghìn việc, song, hình ảnh đồng bào các dân tộc trong cả nước nói chung, Lào Cai nói riêng luôn trong trái tim của Người. Bác thường xuyên quan tâm theo dõi từng bước đi, việc làm, thông cảm với những khó khăn, chung vui với những chiến thắng, động viên kịp thời những chiến công của quân và dân các dân tộc Lào Cai. 

Những dòng thư Bác viết cho Lào Cai chứa chan tình cảm yêu thương. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thế nhưng đồng bào Lào Cai ở nơi biên thùy vẫn chưa hay tin. Chỉ sau sự kiện lịch sử đó ít hôm, ngày 18/10/1945, Bác Hồ đã viết thư gửi đồng bào tỉnh Lào Cai, trong thư Bác viết: “Tôi biết những ngày gần đây, đồng bào nóng ruột lắm! Mà nóng ruột là phải. Nước nhà đã độc lập rồi, lá quốc kỳ màu đỏ sao vàng đã bay phấp phới khắp nước Việt Nam. Ấy thế mà đồng bào yêu quý ở biên thùy, vì đường sá xa xôi, nên không biết rõ tình thế, bảo không nóng ruột làm sao được”...; “Tuy rằng, trong lúc này chúng ta chưa có dịp gặp mặt nhau, nhưng lòng tôi vẫn luôn luôn nhớ đến đồng bào”.

 Cuối thư Bác căn dặn: “Từ đây đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải tranh đấu đến kỳ cùng để mưu tự do, hạnh phúc cho dân tộc... Tất cả nhân dân Lào Cai, không phân biệt trai gái, già trẻ, giàu nghèo, lương giáo, không phân biệt Mán, Mường, Mèo..., cùng nhau hăng hái đứng lên phấn đấu để củng cố nền độc lập của nước nhà và xây dựng nền hạnh phúc tự do cho dân chúng”.

Tháng 11/1946, khi nhận được thư và hai gậy trúc do thiếu nhi Sa Pa gửi tặng, Bác đã viết thư cảm ơn thiếu nhi Sa Pa và căn dặn các cháu thiếu nhi giữ gìn kỷ luật, ra sức học hành để biết chữ và gắng giúp anh chị em khác biết chữ. Đầu năm 1950, ta mở Chiến dịch Lê Hồng Phong, mặc dù lúc này Bác cùng với các đồng chí lãnh đạo tập trung chỉ huy Chiến dịch Biên giới và Chiến dịch Lê Hồng Phong; song Người đã có 3 bức thư gửi Lào Cai: Trong trận chiến đấu ở Phố Lu và Nghĩa Đô, một số chiến sĩ ta bị thương, ngày 01/5/1950 Bác gửi thư thăm hỏi động viên, khen ngợi bộ đội và động viên anh em thương binh, cảm ơn các thầy thuốc đã chăm sóc thương binh chu đáo; ngày 01/11/1950, tỉnh Lào Cai được giải phóng (lần thứ 2), ngày 27/11/1950 Bác gửi 2 thư chung vui với Lào Cai, một thư gửi chiến sĩ và cán bộ Lào Cai, một thư gửi đồng bào Lào Cai, trong thư, Bác khen ngợi cán bộ, chiến sĩ đã phối hợp chặt chẽ với đồng bào để đánh bật địch ra khỏi Lào Cai, giải phóng Lào Cai và căn dặn về những công việc cần làm ngay sau khi tỉnh được giải phóng. 

Năm 1958, Mỏ Apatít Lào Cai hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%, được tin này, tháng 1/1959 Bác đã có thư khen công nhân và cán bộ Mỏ Apatít; được tin xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) đẩy mạnh phong trào thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Mông đạt kết quả tốt, Bác đã có bài viết với nhan đề “Một thắng lợi mới” đăng trên Báo Nhân dân ngày 8/11/1962.

Ghi nhớ lời Bác, đồng bào các dân tộc Lào Cai hăng hía thi đua lao động sản xuất.
Ghi nhớ lời Bác, đồng bào các dân tộc Lào Cai hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Rất vinh dự cho Lào Cai, trong 2 ngày (23 - 24/9/1958), Bác cùng Đoàn cán bộ của Chính phủ đã lên thăm Lào Cai, trong bài nói chuyện với đại biểu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Bác căn dặn phải thực hành 4 việc lớn, đó là: Đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất, giữ trật tự trị an, giữ thuần phong mỹ tục. Bác căn dặn, để thực hiện tốt những việc kể trên, tỉnh phải ra sức bồi dưỡng, giáo dục, cất nhắc cán bộ dân tộc và các địa phương; phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ; phải củng cố chi bộ đảng và chi đoàn thanh niên; phải lãnh đạo thiết thực và rút kinh nghiệm, đồng thời phải tuyên truyền để mọi người hiểu tiến lên chủ nghĩa xã hội là hạnh phúc, ấm no, tự do. 

Trong muôn vàn tình yêu thương Bác dành cho Lào Cai, tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc được Người nhấn mạnh “Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt”. Đồng thời Bác cũng mong muốn “… đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta cố gắng thi đua làm cho tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng”.

Những bức thư, bài báo, sự quan tâm của Bác, những lời căn dặn của Người tại buổi nói chuyện đã động viên, chỉ đạo kịp thời và có tính định hướng giáo dục lâu dài đối với Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, nguồn động lực, cổ vũ thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ lịch sử, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của tỉnh qua mỗi chặng đường.

Ngoài những bức thư chan chứa tình cảm thân thương, gần gũi Bác dành cho đồng bào các dân tộc Lào Cai. Hàng trăm cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vinh dự được gặp Bác ở thủ đô, quân khu, ở các hội nghị, được Bác ân cần thăm hỏi và tặng huy hiệu hoặc hiện vật, chụp ảnh chung. Người đầu tiên của Lào Cai có được niềm vinh dự ấy là ông Hoàng Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh tại Hội nghị Kháng chiến toàn quốc họp ở Tuyên Quang năm 1947. 

Những năm sau đó, với cương vị công tác của mình ông Hoàng Trường Minh, còn vinh dự được gặp Bác nhiều lần. Ngày 01/5/1955, Đoàn cán bộ tỉnh Lào Cai về Hà Nội dự lễ mừng hòa bình, Bác đã đến tận nơi ở của đoàn thăm hỏi, động viên. Cuối năm 1955, có 3 cán bộ nữ DTTS của Lào Cai là chị Nông Thị Khun, Vàng Thị Kíu, Cháng Ngọc Hồ được cử về Hà Nội làm nhiệm vụ thuyết minh triển lãm “Toàn quốc kháng chiến”. Biết tin có 3 cán bộ nữ Lào Cai đang làm nhiệm vụ tại triển lãm, Bác đã chủ động đến thăm, Người ân cần thăm hỏi và động viên các chị và nhắc nhở “Các cháu phải cố gắng học tập nhé…”.

Để ghi nhận những đóng góp của quân và dân các dân tộc Lào Cai trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng CNXH, Người đã ký lệnh tặng thưởng 346 Huân chương Kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân Lào Cai, 3 Huân chương Lao động và 7 Bằng khen cho các huyện, xã của tỉnh Lào Cai cho các đơn vị tập thể và cá nhân của tỉnh Lào Cai lập chiến công trong tiễu Phỉ bảo vệ quê hương, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cuộc sống mới…

Sau 32 năm tái lập, Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc
Sau 32 năm tái lập, Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc

Ghi nhớ lời Bác, 65 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn đoàn kết một lòng, phấn đấu, xây dựng Lào Cai ngày càng giàu đẹp. Trải qua chặng đường lịch sử, đặc biệt là sau 32 năm tái lập tỉnh đã đưa Lào Cai từ vùng đất bị tàn phá bởi chiến tranh, đã trở thành địa phương đứng đầu khu vực Tây Bắc, tỉnh phát triển của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 1991 - 2023 đạt gần 10%, riêng năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều tỉnh tăng trưởng âm song Lào Cai vẫn đạt 5,11%, cao hơn mức trung bình cả nước. 

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đạt 10.389 tỷ đồng; năm 2023 đạt 9.399 tỷ đồng (gấp 260 lần so với năm 1991), thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng; tỷ lệ nghèo giảm nhanh, từ 54,8% (năm 1991) xuống dưới 5% (theo tiêu chí cũ) và 14,9% (theo tiêu chí mới); khách du lịch đến tỉnh Lào Cai đạt trên 7,2 triệu lượt khách; đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới với 62 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 100% số xã có đường giao thông kiên cố và điện lưới đến trung tâm xã… 

Tỉnh Lào Cai đã hoàn thành quy hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với “1 trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột tăng trưởng, 5 nhiệm vụ trọng tâm”. Mục tiêu phấn đấu đưa Lào Cai trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giữa Asean với Việt Nam và vùng Tây nam (Trung Quốc).

Năm 2023, tỉnh Lào Cai long trọng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ lên thăm, đánh dấu chặng đường gần 32 năm tái lập tỉnh, nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, khắc ghi lời Bác dạy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai càng thấy rõ trách nhiệm với tương lai phát triển của tỉnh nhà. 

Bước vào giai đoạn phát triển mới với khí thế mới cùng tinh thần năng động, đổi mới sáng tạo, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai quyết tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện di nguyện của Bác Hồ “Làm cho Nhân dân trong tỉnh ngày càng sung sướng”, trở thành điểm sáng ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 - Phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024 để xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền.
Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.
Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm cả chục độ C, ngành Y tế Sơn La đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Vừa qua, tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9-11/12/2024.
Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.
Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Tin tức - P.V - 5 giờ trước
Đa dạng hóa truyền thông về “xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới (BĐG) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực tại cơ sở.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu "3 nhất"

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.
Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.
Hành hương về đất Mũi

Hành hương về đất Mũi

Phóng sự - Tào Đạt - 8 giờ trước
“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Khởi sắc miền biên viễn

Khởi sắc miền biên viễn

Kinh tế - Khánh Thi - 9 giờ trước
Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới khởi sắc, đời sống của đồng bào được nâng lên, quốc phòng - an ninh được giữ vững.