Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Sỹ Hào - 07:50, 29/03/2024

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!
Chi phí vận chuyển và tỷ lệ hao tổn cao khiến việc phân phối xăng dầu lên miền núi, vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Quỹ bình ổn xăng dầu (Quỹ BOG) được thu qua giá bán lẻ xăng dầu, là tiền của người dân nộp vào, nhằm mục tiêu bình ổn giá. Việc chi sử dụng được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành, hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Quỹ BOG thật sự bất ổn khi hoạt động thiếu minh bạch, trích - xả quỹ không theo công thức nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nghịch lý giá xăng dầu liên tục biến động nhưng Quỹ BOG vẫn tồn dư hàng nghìn tỷ đồng.

Quỹ BOG là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước. Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (tối đa 300 đồng/lít), nhưng được quản lý tại doanh nghiệp đầu mối và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành quyết định.

Thông tin mới nhất từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, số dư Quỹ BOG là 6.655,36 tỷ đồng. Tồn dư nhiều là bởi, Quỹ BOG gần như không phải chi nhằm bình ổn giá xăng dầu trên thị trường.

Cụ thể, theo Cục Quản lý giá, số dư Quỹ BOG đến hết quý III/2023 (tính đến hết ngày 30/9/2023) là 6.767,27 tỷ đồng. 

Trong Quý IV/2023 (tính từ ngày 1/10/2023 đến hết ngày 31/12/2023), tổng số trích Quỹ BOG là 14,94 tỷ đồng; tổng số sử dụng Quỹ BOG là 132,83 tỷ đồng; lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương là 3,34 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, liên bộ: Công Thương – Tài chính đã 12 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó có 7 lần tăng, 5 lần giảm. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 21/3), giá các mặt hàng xăng dầu đều tăng mạnh; trong đó, dầu mazut tăng 660 đồng, nâng mức giá lên 17.090 đồng/kg.

Mặc dù giá xăng dầu tăng cao nhưng Quỹ BOG chỉ trích lập 300 đồng/kg để chi bình ổn giá cho dầu mazut; các loại xăng (RON 95-III, E5 RON 92), dầu (diesel, dầu hỏa) không được chi.

Tính chung cả 3 tháng đầu năm, trong 12 lần điều chỉnh, Quỹ BOG chỉ chi bình ổn cho dầu mazut – là mặt hàng chủ yếu bán sỉ, với với tổng mức trích 1.200 đồng/kg. Cộng số lãi phát sinh trên số dư từ đầu năm 2024 đến nay thì hiện Quỹ BOG có thể đang dư số tiền cao hơn con số báo cáo của Cục Quản lý giá.

Theo TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân), Quỹ BOG chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá, chưa giúp bình ổn giá trong nước. Trong khi quỹ còn dư hàng nghìn tỷ đồng thì giá xăng dầu tăng liên tiếp trong 3 tháng đầu năm đã tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế, ảnh hưởng làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân.

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu! 1
Người dân ở 46 tỉnh thành (chủ yếu là các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi) phải mua xăng dầu theo giá vùng 2, tức là chịu thêm 2% chi phí so với giá cơ quan quản lý công bố.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2024, với 12 lần điều chỉnh, giá xăng đã tăng tổng cộng gần 4.000 đồng/lít. Trong bối cảnh những tháng đầu năm là thời điểm cần kích thích sức mua; nhưng xăng tăng giá khiến sức mua trên thị trường giảm, tác động lớn đến doanh nghiệp.

Đáng nói hơn là, giá xăng dầu theo điều chỉnh của liên bộ: Công thương – Tài chính chỉ là giá công bố của cơ quan quản lý. Còn trên thực tế, hiện nhiều địa phương phải chịu giá xăng dầu cao hơn do quy định giá theo vùng.

Trong đó, tại thị trường vùng 1 (vùng gần cảng, kho xăng dầu đầu mối) thì được mua với giá công bố của cơ quan quản lý Nhà nước; còn thị trường vùng 2 (xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, có chi phí kinh doanh cao hơn định mức chi phí cấu thành trong giá cơ sở) thì doanh nghiệp, người dân phải chịu thêm 2% chi phí.

Quỹ BOG hoạt động theo nguyên tắc trích lập trước, chi sau qua giá nên không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu. Quỹ có xu hướng trích lập khi giá thế giới kỳ trước giảm và ngược lại. Ngoài ra, việc trích lập khi giá thế giới tăng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đảm bảo bình ổn.
TS Phạm Thế Anh
Trưởng khoa Kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một công bố của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - đơn vị chiếm hơn 50% thị phần xăng dầu cả nước, cho thấy, hiện chỉ có người dân tại 17/63 tỉnh thành được hưởng giá xăng dầu tại vùng 1; 46 tỉnh thành (chủ yếu là các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi) phải mua xăng dầu theo giá vùng 2. Chẳng hạn, lấy giá xăng trong lần điều chỉnh ngày 21/3/2024, giá bán xăng RON 95-V của Petrolimex tại vùng 1 là 24.690 đồng/lít, vùng 2 là 25.180 đồng/lít.

Chính sự bất ổn của Quỹ BOG đã được các chuyên gia kinh tế khuyến cáo từ nhiều năm nay. Khi góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ BOG không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 3 phút trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 3 phút trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 phút trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 6 phút trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.
Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Thể thao - Giải trí - T.Nhân - N.Triều - 11 phút trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản số 43/BC UBND, gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề Quốc tế - UIM F1H2O World Championship năm 2025. Kế hoạch ban đầu, giải đấu sẽ ra từ ngày 1 - 3/5 tại Tp.Quy Nhơn, nhưng vì một số lý do nên giải đấu sẽ dời thời gian tổ chức đến tháng 7/2025.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 16 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 22 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.