Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 46.563.773 ca nhiễm COVID-19, trong đó 761.492 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 63.602.688 ca mắc COVID-19, trong đó 1.290.206 ca tử vong. Hết ngày 27/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 245.560 ca nhiễm mới và 3.636 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 43.941 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 8.897.149 ca nhiễm và 140.041 ca tử vong vì COVID-19.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tiếp tục nóng lên ở Nga. Với số ca mắc mới cao kỷ 36.582 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 8.352.601 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 1.123 ca, lên tổng số 233.898 ca. Trong khi đó, số ca phục hồi tăng 29.151 ca lên 7.242.735 ca. Các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức… lần lượt xếp sau Anh và Nga về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 78.976.517 ca nhiễm và 1.164.714 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 106.375 ca mắc và 1.980 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 76.011.072 ca được điều trị khỏi; 1.800.731 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 27.306 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 27/10, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 16.342 ca mắc mới và 734 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 34.231.207 ca và 456.418 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 26.896 ca. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 7.936.007 ca nhiễm COVID-19 và 69.769 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.
Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 55.940.519 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.141.250 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…
Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.339.786 ca, trong đó 1.168.811 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.766.168 ca nhiễm, trong đó 606.679 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.555.652 ca nhiễm, trong đó 218.074 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.920.581 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.049 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...
Châu Đại dương ghi nhận có 301.764 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.611 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.850 ca); Papua New Guinea (314 ca); New Caledonia (81 ca) và New Zealand (77 ca).
Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 13 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 276.940 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 24.910 ca mắc COVID-19 và 540 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong ngày 27/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 8.452 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.875.315 ca. Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 6.148 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.448.372 ca mắc COVID-19. Đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Singapore với 5.324 ca. Tiếp đó là Việt Nam với 4.411 ca; Phillippines với 3.218 ca, Myanmar với 1.003 ca, Indonesia với 719 ca, Lào với 733 ca, Brunei với 115 ca và Campuchia với 111 ca.
Về số ca tử vong, ngày 27/10, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.
Trước thực tế dịch bệnh hiện nay, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, mặc dù nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc". Tuyên bố của Ủy ban trên nêu rõ việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS-CoV-2. Ủy ban cũng cho biết đại dịch kéo dài đang khiến tình trạng khẩn cấp nhân đạo, di cư ồ ạt và các cuộc khủng hoảng khác trở nên phức tạp hơn. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch./.