Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Quỳnh Trâm - 19:52, 02/04/2023

Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc trồng và phát triển chưa gắn được đầu ra để nâng cao giá trị của cây luồng, dẫn tới việc lãng phí nguồn tài nguyên, người dân thu nhập chưa cao từ cây chủ lực này.

Hội nghị xây dựng mô hình chuỗi giá trị tre, luồng theo hướng phát triển bền vững
Hội nghị xây dựng mô hình chuỗi giá trị tre, luồng theo hướng phát triển bền vững

Giá trị sản xuất thấp

Thanh Hóa có hơn 78.000 ha rừng tre luồng, bình quân mỗi năm cung cấp 60 triệu cây (tương đương 1,6 triệu tấn nguyên liệu) và 80.000 tấn nguyên liệu khác (mùn cưa...), phục vụ chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng năm đạt gần 553 tỷ đồng, chiếm 28,2% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu bình quân 2,17 triệu USD.

Vùng trồng luồng thâm canh tập trung chủ yếu tại các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy, giải quyết việc làm cho 102.000 lao động, chiếm 40,8% lao động trong ngành lâm nghiệp. Do đó, tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng rất lớn để phát triển chuỗi giá trị tre, luồng và xem đây là loài cây chủ lực của tỉnh.

Tuy nhiên, bao năm nay, hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất ở các huyện nhìn chung chưa phát triển, các nhà máy chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu; việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu; sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô hoặc nguyên liệu trung gian; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, giá trị hàng hóa sau chế biến chưa cao. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến còn thấp (ước đạt khoảng 40%), chủ yếu là tiêu thụ ở dạng nguyên liệu thô, sản phẩm chế biến mới chỉ ở dạng sơ chế nên giá trị sản xuất thấp và gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa
Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa

Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, thu nhập bình quân hằng năm của các hộ trồng luồng tại Thanh Hóa chỉ đạt đạt 7 - 9 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình khai thác cả luồng non (tuổi 1 và 2) là cây chủ yếu sinh măng, làm giảm số lượng cây luồng/bụi. Cường độ khai thác quá mức làm cho khoảng 46,2% diện tích rừng luồng trên địa bàn tỉnh đang bị thoái hóa.

Gia đình ông Vi Hồng Nghị ở xã Tân Phúc (Lang Chánh) có 10 ha trồng luồng. Ông Nghị cho hay, diện tích phần lớn là luồng thuần và được khai thác liên tục trong nhiều năm do thu nhập chủ yếu của gia đình là từ cây luồng. Tuy nhiên, ông và các hộ khác ở địa phương chủ yếu trồng luồng theo phương pháp truyền thống, nên năng suất thấp, giá thành không ổn định và thường xuyên bị thương lái ép giá. Hằng năm, cây luồng cho gia đình ông thu nhập chỉ đạt khoảng 10 triệu đồng/ha.

Còn nhiều khó khăn hạn chế 

Tại huyện Bá Thước có diện tích rừng luồng lên tới 11.097 ha, tập trung ở các xã Thiết Ống, Văn Nho, Điền Trung, Thiết Kế, Ái Thượng, Điền Quang… Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước Lê Quang Huy, trong quá trình sản xuất, chưa có sự liên kết sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa người trồng luồng với các doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị sản xuất cây luồng chưa cao (khoảng 20 triệu đồng/ha), giá cả thường lên xuống bấp bênh, không ổn định.

Trên địa bàn huyện chưa có các nhà máy chế biến sâu để có thể sản xuất được các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre luồng, hay tre, luồng ép khối để nâng giá trị cây tre, luồng. Diện tích phục tráng rừng luồng còn ít, mới được 3.350/11.000 ha, chiếm 30,5%. Đường giao thông phục vụ khai thác lâm sản, sản xuất của Nhân dân còn hạn chế, vì vậy chi phí khai thác luồng còn cao.

Tại các xã trồng luồng của huyện Bá Thước chưa thành lập được HTX thu mua nguyên liệu, mà chỉ thông qua một số đầu mối để tập kết bán cho thương lái. Ngoài ra, trên địa bàn cũng chưa có diện tích rừng luồng xây dựng được chứng chỉ rừng bền vững (FSC).

Hiện trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, có 57 cơ sở chế biến tre luồng, mỗi năm tiêu thụ 27 triệu cây, 36.000 tấn nguyên liệu khác, chiếm 45% sản lượng; 55% sản lượng tre luồng; còn lại được tiêu thụ qua 50 cơ sở nhỏ lẻ trong tỉnh, sản xuất sản phẩm thô (tăm đũa, vàng mã...) và một số cơ sở chế biến ở tỉnh ngoài. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất tre luồng ở các huyện miền núi chưa nhiều,  mới chỉ có 2 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cấp chứng chỉ FSC cho rừng tre, luồng với 5.414,6 ha.

Tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng rất lớn để phát triển chuỗi giá trị tre, luồng
Tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng rất lớn để phát triển chuỗi giá trị tre, luồng

Tập trung phát triển liên kết theo chuỗi giá trị

Để phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất tre luồng, huyện Lang Chánh đã thu hút được Công ty Bamboo King Vina đầu tư nhà máy tre luồng công nghệ cao với công suất 1.500 tấn/ngày. Dự kiến nhà máy khánh thành vào tháng 5/2023. Khi nhà máy đi vào hoạt động dự kiến tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp trong và ngoài địa phương...

Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các huyện Quan Hóa, Quan Sơn đã tập trung đầu tư thâm canh nâng cao giá trị cây luồng, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). 

Ông Hà Văn Hữu - Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi được tập huấn khai thác, bón phân đúng thời điểm, măng mọc nhiều hơn giá cả ổn định, bảo nhau khai thác theo từng khoảnh"

Phát triển rừng luồng thâm canh theo chuỗi giá trị, thu nhập mỗi ha 1 năm đạt từ 26 - 27 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với trồng luồng truyền thống. Nhưng trong số 78.000 ha tre, luồng, vầu của Thanh Hóa, mới có trên 5.400 ha tại hai huyện Quan Sơn và Quan Hóa được liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị và được cấp chứng chỉ FSC. 

Ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Thời gian tới, đơn vị phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các địa phương, Công ty CP Bamboo King Vina xây dựng mô hình phát triển tre luồng tại huyện Lang Chánh theo chuỗi giá trị để nhân rộng. 

Đồng thời, ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phục tráng rừng luồng, đẩy mạnh phát triển vùng thâm canh luồng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng luồng và thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng FSC, gắn chế biến với xuất khẩu. Các địa phương trồng luồng cũng đã có kế hoạch tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghiệp hiện đại, sản xuất quy mô lớn, chế biến sâu, gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế việc chế biến thô giá trị thấp.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 2 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.