Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thắm tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào

Ngọc Chí - Vĩnh Sơn - 15:33, 29/12/2023

Cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu đời

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông liền sông, Nhân dân hai nước có mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu đời. Đặc biệt, từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đặt nền móng và cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong kính yêu và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp, mối quan hệ đó ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Hai dân tộc Việt Nam và Lào luôn kề vai, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” xây đắp nên mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Kon Tum và các tỉnh khu vực Nam Lào, gồm: Attapư, Sê Kông, Salavan, Chămpasắc có sự liên hệ, gắn bó trong suốt chiều dài của lịch sử, đồng bào các dân tộc của các tỉnh đã giúp đỡ, đoàn kết, đùm bọc nhau từ những ngày chiến tranh gian khổ và xây dựng cuộc sống khi Tổ quốc hòa bình. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong đó lĩnh vực hợp tác giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, thắp sáng tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

Thầy, trò Trường Lưu học sinh Lào - Ảnh tư liệu
Thầy, trò Trường Lưu học sinh Lào - Ảnh tư liệu

Minh chứng cụ thể nhất là tháng 8/1979, tại tỉnh Gia Lai – Kon Tum (cũ), một trường học dành riêng cho công tác chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng học sinh Lào đã được thành lập. Trong 10 năm hoạt động, Trường Lưu học sinh Lào tỉnh Gia Lai - Kon Tum góp phần đào tạo cho nước bạn Lào gần 1.000 cán bộ, lưu học sinh.

Bà Nguyễn Thị Quán, Cựu giáo viên Trường Lưu học sinh Lào tỉnh Gia lai – Kon Tum (1979 – 1989) kể: Đặc thù của trường Lưu học sinh Lào là vừa dạy tiếng Việt cho các em, vừa dạy kiến thức cho các em, nhưng đồng thời cũng nuôi dưỡng các em sinh sống tại tỉnh Kon Tum. Giáo viên vừa là người thầy, người cô nhưng đồng thời như cha, mẹ, anh chị em ruột dẫn dắt các em đi đến nơi, về đến chốn an toàn.

Bà Bun Thong Bút Pha Sa Văn, hiện đang công tác tại Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Attapư, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chia sẻ: Tôi thật sự rất cảm ơn các thầy cô ở trường Lưu học sinh Lào đã dạy dỗ, giúp tôi có được kiến thức đầy đủ nhất để về phục vụ quê hương, đất nước. Đặc biệt, trong quá trình học tập tại trường Lưu học sinh Lào thầy cô rất yêu quý chúng tôi, chăm sóc chúng tôi rất nhiệt tình.

Lưu học sinh đến từ các tỉnh Nam Lào học tập tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Lưu học sinh đến từ các tỉnh Nam Lào học tập tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Trong giai đoạn hiện nay, hằng năm tỉnh Kon Tum đều dành một nguồn kinh phí để hỗ trợ và đào tạo cho các lưu học sinh Lào. Tính riêng từ năm 2011 đến nay, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ học bổng cho hơn 100 em học sinh và tiếp nhận hàng trăm lưu học sinh đến từ các tỉnh Nam Lào học tập tại các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh.

Em Ốt Să Văn Kẹo Nă Sắc, tỉnh Attapư (Lào) chia sẻ: Chúng em được tỉnh Kon Tum và trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em rất nhiều. Giúp em có kiến thức để về góp phần xây dựng, phát triển đất nước và xây dựng mối quan hệ giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapư cũng như mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Lào và Việt Nam ngày càng vững chắc.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, mặt trận, đoàn thể và các huyện giáp biên trên địa bàn các tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể để thực hiện tốt các nội dung hợp tác trên lĩnh vực đơn vị mình phụ trách, như: Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các cụm dân cư thôn, bản; giữa các sở, ngành với nhau để tăng cường tình đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Hợp tác phát triển toàn diện

Thực hiện chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước, những năm qua tỉnh Kon Tum tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác với các tỉnh Nam Lào. Hằng năm, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh đều cử đoàn cán bộ cấp cao sang thăm và làm việc với nhau, ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng; tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành, đoàn thể, huyện thị và các doanh nghiệp mỗi bên qua lại thăm hỏi, trao đổi học tập kinh nghiệm và hợp tác đầu tư; quan tâm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm sản, tăng cường việc quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, thương mại và du lịch, tập trung phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò kết nối hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Kon Tum và 4 tỉnh Nam Lào.

Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Việt Nam) với huyện Xản Xay, tỉnh Attapư và huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào) ký kết Biên bản hợp tác
Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Việt Nam) với huyện Xản Xay, tỉnh Attapư và huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào) ký kết Biên bản hợp tác

Ông Sủ Văn Sỉ Kẹo Vi Sợt, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện Xản Xay, tỉnh Attapư (Lào) cho biết: Huyện Xản Xay và huyện Đăk Glei (Kon Tum) có sự hợp tác toàn diện, điều đó thể hiện qua việc thực hiện các Biên bản ghi nhớ hằng năm đã ký kết. Qua đó, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam – Lào; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho Nhân dân khu vực biên giới; tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua, bán, trao đổi hàng hóa; trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình biên giới, phối hợp tổ chức kiểm tra, bảo vệ đường biên, cột mốc quốc giới, ngăn chặn và giải quyết dứt điểm các vụ việc xảy ra trên biên giới; cùng nhau bảo vệ, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Kon Tum - Attapư và Sê Kông đã hoàn thành theo đúng tiến độ, kế hoạch mà hai bên đã ký kết.

Mới đây, ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và ông Vi Lay Vông Bút Đa Khăm, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasắc (Lào) đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh. Sự kiện này nhằm tiếp tục tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị, tình đồng chí, anh em giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Nhân dân hai nước nói chung và giữa tỉnh Kon Tum – tỉnh Chămpasắc nói riêng.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Chămpasắc (Lào) Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Chămpasắc (Lào) Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027

Hai tỉnh đã thống nhất tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các Sở, ngành, địa phương giữa hai tỉnh thiết lập quan hệ hữu nghị và triển khai hợp tác, trọng tâm là các ngành kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và thực hiện hiệu quả Hiệp định, Nghị định thư, Biên bản Hội nghị về thương mại và đầu tư giữa hai nước và các cơ chế ưu đãi trong thương mại giữa hai nước, hai tỉnh. Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại giữa hai Bên. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa và khuyến khích nhà đầu tư của mỗi tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự án tại hai tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung hợp tác về du lịch giữa các tỉnh trên trục Đông - Tây theo phương châm “Ba quốc gia một điểm đến”, Du lịch Khu vực Tam giác phát triển CLV...

Với mối quan hệ hợp tác toàn diện ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh Nam Lào trong thời gian qua đã góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương nhau mấy núi cũng trèo; Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua; Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và câu nói của Chủ tịch Kaysone Phomvihane “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào – Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.