Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tây Giang (Quảng Nam): Trồng và bảo vệ rừng để phát triển bền vững

Minh Ngọc - 14:23, 30/11/2022

Trồng dược liệu dưới tán rừng, bảo vệ rừng và nâng tỷ lệ che phủ rừng, là một trong các nhiệm vụ, mục tiêu mà huyện Tây Giang (Quảng Nam) đang hướng đến, để tạo tiền để phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, đồng thời giữ cho những cánh rừng luôn mãi xanh.

Năm 2022, các đơn vị tại huyện Tây Giang đã trồng thêm 20.800 cây xanh các loại
Năm 2022, các đơn vị tại huyện Tây Giang đã trồng thêm 20.800 cây xanh các loại

Trong năm 2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã triển khai trồng rừng được 2.800 cây đào, 7.000 cây thông mã vĩ dọc các tuyến đường trung tâm huyện và các xã, đến nay hầu hết cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, nâng tổng lượng cây trồng trong năm 2022 do đơn vị quản lý lên 20.800 cây các loại.

Được biết, ngoài đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, năm 2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện, đã triển khai trồng rừng thay thế với diện tích hơn 97 ha (gồm cây dổi và cây lim xanh) và trồng rừng phân tán để thực hiện phương án hỗ trợ người dân lấy gỗ làm nhà gần 8.000 cây dổi xanh.

Đây là hành động thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị, đối với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 524 ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị đối với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang cho biết, việc giao rừng cho cộng đồng làng quản lý, chi trả chính sách môi trường rừng, hỗ trợ trồng dược liệu dưới tán rừng…là những giải pháp quan trọng mà Quảng Nam đã và đang triển khai trong công tác giữ rừng hiện nay.

Với đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang, việc chung tay giữ rừng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của cộng đồng làng. Giờ đây, nét đẹp văn hóa đó cùng với các chính sách của Nhà nước. Đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong giữ cho những cánh rừng mãi xanh…

Ông A Lăng Mía dân tộc Cơ Tu đã chăm sóc vườn cây ba kích dưới tán rừng già hơn 4 năm nay. Với hơn 1.000 gốc ba kích tím, mỗi vụ thu hoạch mang lại nguồn thu từ 70 đến 100 triệu đồng. Không chỉ có thêm tiền trang trải cuộc sống, mà gia đình ông Mía còn tiết kiệm chi tiêu để mua sắm vật dụng trong gia đình. Thấy được hiệu quả từ việc giữ rừng để trồng dược liệu. Ông Mía tiếp tục tuyên truyền cho bà con trong làng cùng chung tay bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn.

Ông A Lăng Mía, xã Lăng cho biết: “Trồng cây ba kích để giữ rừng già, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được phát triển. Giữ rừng phòng hộ không cho sạt lở, giữ cho khí hậu mát mẻ, để trồng cây ba kích để có khu bảo vệ rừng”.

Các đơn vị phối hợp tăng cường đi tuần tra, xử lý các vụ vi phạm về rừng
Các đơn vị phối hợp tăng cường đi tuần tra, xử lý các vụ vi phạm về rừng

Không chỉ trồng dược liệu dưới tán rừng, hàng tháng đồng bào Cơ Tu còn thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Đặc biệt là khu rừng Pơmu - rừng cây di sản của huyện Tây Giang, đồng thời cũng là báu vật rừng thiêng của đồng bào Cơ Tu, luôn được bảo vệ bằng luật tục quy định của làng. Ngoài ra, các tổ, nhóm quản lý bảo vệ rừng cũng thay nhau tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, từ khi phát hiện đến nay, rừng cây di sản Pơmu không bị tàn phá mà vẫn xanh tốt. Đủ sức che chở sự sống cho cộng đồng làng Cơ tu vùng cao Tây Giang.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang cho biết thêm, hiện nay Ban Quản lý đang giao khoán bảo vệ rừng cho 64 cộng đồng.Việc giao khoán cho cộng đồng bảo vệ rừng rất phù hợp vì bà con ở đây sống dựa vào cộng đồng rất nhiều, tính cộng đồng rất cao, nên việc bảo vệ rừng thì toàn dân đều bảo vệ. 

Với phương châm “rừng còn Tây Giang phát triển - Rừng mất Tây Giang suy vong”… Sau gần 20 năm tái lập, Đảng bộ chính quyền và bà con Cơ Tu nơi đây đã và đang làm rất tốt công tác giữ gìn màu xanh cho những cánh rừng. Và trong nhiều năm liên tục, huyện Tây Giang là điển hình, trong công tác giữ rừng không chỉ ở Quảng Nam, mà còn cả khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Từ sự chung tay của cộng đồng, của các cấp chính quyền huyện Tây Giang hy vọng rằng, thời gian tới việc triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 về phát triển kinh tế nông lâm gắn với bảo vệ rừng nâng cao thu nhập (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi), sẽ sớm đạt mục tiêu mà Chương trình đề ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chăm lo cho đồng bào DTTS tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chăm lo cho đồng bào DTTS tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sau thời gian triển khai khẩn trương, nghiêm túc về việc lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 20/3, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đã ký ban hành Báo cáo số 648/BC-MTTW-BTT về Kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đề cập nội dung các chính chăm lo cho đồng bào DTTS.
Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất

Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất

Khoa học - Công nghệ - PV - 17 phút trước
Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".
Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh

Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh

Tin tức - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hơp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng với chủ đề: “Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh”.
Hơn 4.000 người lao động sẽ tham gia Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động

Hơn 4.000 người lao động sẽ tham gia Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động

Nghề nghiệp - Việc làm - PV - 1 giờ trước
Nhằm góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch tổ chức Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023, dự kiến tổ chức từ ngày 10 - 17/4.
Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số

Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Sáng 21/3, nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm, làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt

Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
Trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, chương trình Lễ hội vũ đạo và âm nhạc Dalat Best Dance Crew 2023 - Hoa Sen Home International Cup và Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt, hứa hẹn sẽ là một trong những chuỗi sự kiện giải trí đáng mong chờ nhất trong năm 2023.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.
Mở hướng tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng

Mở hướng tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng

Sự kiện - Bình luận - PV - 3 giờ trước
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 29/3/1975) là 1 trong 3 chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh có lợi cho ta, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Yên Bái: Huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” năm 2023

Yên Bái: Huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” năm 2023

Ẩm thực - Văn Hoa - 3 giờ trước
Nhằm bảo tồn và quảng bá các món ăn đặc sắc của các dân tộc, ngày 26/3 tới đây, huyện Văn Yên (Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” và Ngày hội chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân huyện Văn Yên năm 2023.
Quảng Nam: Đề xuất hơn 28 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin

Quảng Nam: Đề xuất hơn 28 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin

Xã hội - PV - 4 giờ trước
Ngày 21/3, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh (khóa X) sẽ xem xét ban hành Nghị quyết quy định nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin (Tiểu dự án 1 - Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Bắc Giang: Kiên quyết xử lý xe quá tải trọng lưu thông trên đê

Bắc Giang: Kiên quyết xử lý xe quá tải trọng lưu thông trên đê

Pháp luật - Thiên An - 4 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đê điều, xử lý xe quá tải trọng và tình trạng khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh.
Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào”

Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào” tại Lào từ ngày 20 - 30/4/2023.