Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều ở Quảng Trị

Phạm Tiến - 17:34, 27/07/2024

Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và làm thay đổi tư duy từ “sản xuất để tự tiêu” sang sản xuất hàng hóa trong cộng đồng đồng bào DTTS ở Quảng Trị. Mô hình Ta Lư Coffee là một ví dụ điển hình, khi 40 hộ đồng bào DTTS ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã kết hợp vùng trồng cà phê và cùng đầu tư máy móc để sản xuất sản phẩm OCOP 4 sao Ta Lư Coffee mang đậm bản sắc của đồng bào Bru Vân Kiều.

Từ sản xuất đơn lẻ đến tổ liên kết

Giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Quảng Trị đã xác định, cây cà phê là 1 trồng 6 cây trồng chủ lực. Đi cùng với đề án phát triển cây cà phê là sách hỗ trợ cho người trồng. Theo đó, mỗi 1ha cây cà phê trồng mới được hỗ trợ 5,5 triệu đồng. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ thêm cho những cơ sở ươm giống đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn để cung ứng cho người trồng cà phê.

Nhờ đó, diện tích trồng cây cà phê toàn tỉnh Quảng Trị đã tăng lên trên 5.000ha. Ở địa phương cũng hình thành nhiều hợp tác xã chế biến và những thương hiệu cofee có tiếng như hợp tác xã café Khe Sanh, thương hiệu Ta Lư Coffee…

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều
Toàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có trên 4.000 cây cà phê, chủ yếu là do đồng bào các DTTS trồng

Được biết, trọng tâm vùng trồng cây cà phê ở Quảng Trị nằm ở các xã vùng biên huyện Hướng Hóa. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Tà Ôi và Bru Vân Kiều cùng với người miền xuôi lên vùng kinh tế mới. Với chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích cây cà phê của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích trồng cây cà phê ở huyện Hướng Hóa đã tăng lên trên 4.000ha. Bên cạnh đó, chủ trương mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tiếp sức cho sản phẩm cà phê vươn lên một tầm cao mới, hình thành chuỗi sản phẩm khép kín.

Ta Lư Coffee là một ví dụ điển hình. Để ổn định sản xuất và xây dựng thương hiệu cà phê riêng biệt, 40 hộ đồng bào Bru Vân kiều ở xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa đã liên kết cùng trồng, cùng xây dựng thương hiệu Ta Lư Coffee. Tổ liên kết cùng giúp đỡ nhau kỹ thuật trồng trọt và bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, hộ gia đình chị Nông Thị Hanh đảm nhiệm công việc đầu tư trang thiết bị chế biến, thu gom và bảo quản chế biến sản phẩm cà phê. Các hộ còn lại trong tổ liên kết có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Hiện nay, trung bình mỗi năm Ta Lư Coffee chế biến từ 20 - 25 tấn hạt cà phê tươi. Nhờ quy trình khép kín từ trồng, chế biến đến bao tiêu sản phẩm được thực hiện đúng quy trình nên năm 2019, Ta Lư Coffee được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2022, Ta Lư Coffee được nâng hạng thành sản phẩm OCOP 4 sao. Nhờ đó, giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Theo đó, đời sống đồng bào Bru Vân Kiều trong tổ liên kết không ngừng được nâng lên.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 1
Hộ nông dân trong tổ liên kết Ta Lư coffee thu hoạch cà phê theo tiêu chuẩn VietGap

Chị Nguyễn Thị Tuyết - một trong những hộ tham gia chuỗi liên kết Ta Lư Coffee cho biết: “Liên kết với cơ sở sản xuất Ta Lư cà phê được đảm bảo giá cả ổn định, đem lại thu nhập cao hơn so với bán cho các đại lý đi thu mua cà phê như trước đây”.

Khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Hướng Hóa là địa phương trọng điểm trồng và chế biến cà phê của tỉnh Quảng Trị. Thế nhưng, những năm trước, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa vẫn lao đao bởi đầu ra. Do sản xuất đơn lẻ nên chất lượng sản phẩm thiếu tính ổn định do đó không có chỗ đứng trên thị trường, đầu ra bấp bênh. 

Cùng với đó, các nông hộ chế biến quy mô nhỏ nên không thể xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Từ chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), thương hiệu café Quảng Trị nói chung và Ta Lư Coffee đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 2
Ta Lư Coffee có mùi, vụ thơm ngon đặc trưng mang đậm bản sắc

Chị Nông Thị Hanh, đại diện hộ bao tiêu sản phẩm trong chuỗi liên kết Ta Lư Coffee cho biết: “Nếu chỉ một mình đứng ra sản xuất sẽ không ổn định nên phải liên kết chặt chẽ giữa người trồng, chăm sóc, chế biến và người sản xuất và người tiêu dùng. Công đoạn nào làm tốt công đoạn đó, thì chất lượng sẽ được nâng cao lên. Nhờ đó, thương hiệu Ta Lư Coffee đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và cả thị trường thế giới”.

Để có được kết quả đó, Ta Lư Coffee đã áp dụng bộ nguyên tắc sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP từ khâu chăm sóc cây cà phê đến chế biến nhân. Ứng dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với kỹ thuật rang xay tinh tế, đảm bảo khâu bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không với phụ gia hay hương liệu. 

Cà phê nguyên liệu tươi được đưa vào nhà máy chế biến, loại vỏ lấy nhân. Sau khi được xử lý rang xay theo quy trình chế biến với thời gian và nhiệt độ thích hợp, các thành phần dinh dưỡng không bị bay hơi và giữ nguyên vẹn hương vị của từng hạt cà phê. Qua pha chế, cà phê có mùi hương rất dễ chịu kết hợp với vị chua nhẹ làm cho cà phê đậm đà nguyên chất hơn, mang đến cho người tiêu dùng khoảnh khắc tuyệt vời, tinh tế khi tận hưởng.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 3
Chị Nông Thị Hanh giới thiệu sản phẩm OCOP 4 sao Ta Lư Coffee

Ông Hoàng Đình Bình, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Hướng Hoá cho biết: “Trong những năm qua, mặc dù giá cà phê giảm sút nhưng bà con tập trung để chăm sóc. Đặc biệt, trong năm 2022 nhiều sản phẩm cà phê đăng ký chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP. Ta Lư Coffee tham gia 2 sản phẩm, 1 sản phẩm mới và 1 sản phẩm công nhận lại. Sản phẩm Ta Lư Coffee đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận đạt OCOP 4 sao năm 2022”.

Giờ đây Ta Lư Coffee đã trở thành thương hiệu đặc trưng của đồng bào DTTS Bru Vân Kiều. Sau 5 năm xây dựng thương hiệu, Ta Lư Coffee đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Cùng với đó, đời sống đồng bào Bru Vân Kiều trong tổ liên kết ở xã Tân Hợp, Hướng Hóa cũng không ngừng được nâng lên. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8-10/9/2024.
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 5 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 5 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 5 giờ trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tập trung cao độ khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tập trung cao độ khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông

Thời sự - PV - 20:58, 07/09/2024
Chiều 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 3 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 3.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.