Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ xảy ra tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Những năm gần đây, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, trên những cánh đồng lúa ở các huyện ngoại ô Hà Nội lại mù mịt khói từ việc đốt rơm rạ. Hành động đốt rơm rạ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và gây mất an toàn giao thông. Nhằm giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng đốt rơm rạ trên, ngày 18/9/2020, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND về cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và rác thải khác không đúng quy định trên địa bàn Thành phố.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho 350 chủ rừng ở 19 xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ rừng cho chủ rừng là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 30/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục triển khai công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ; theo dõi chặt chẽ lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 29/9, thời tiết ở nhiều địa phương trên cả nước phổ biến ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông vài nơi. Chỉ số UV gây hại ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ ở ngưỡng rất cao.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt cục. Một số xã, thị trấn như: Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, thị trấn Cầu Giát... Đến sáng 28/9, vẫn còn gần 1.000 hộ dân đang bị ngập lụt, nhiều khu dân cư đang cô lập. Chính quyền địa phương đang dồn sức để khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/9, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc tiếp tục thấp hơn những khu vực khác, phổ biến trong khoảng từ 7.9-8.4, nguy cơ gây hại ở mức cao. Trong khi đó, chỉ số tia cực tím tại các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau phổ biến trong khoảng từ 8.9-9.8, nguy cơ gây hại ở mức rất cao.
Dự án “Flatten the Pastic Curve” (tạm dịch: làm phẳng đường cong rác thải nhựa) do hai sinh viên Hoàng Nguyễn Nhật Vi và Phạm Quang Vinh (chuyên ngành Truyền thông, Đại học RMIT) đã đoạt giải Ba cuộc thi Phóng viên trẻ mảng xã hội khu vực ASEAN (ASEAN Youth Social Journalism Contest).
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 đã gây mưa vừa đến mưa to ở Nghệ An. Hiện tại, nhiều tuyến đường, cầu cống dân sinh đã bị ngập; nhiều công trình cũng đã bị sạt lở, gãy đổ… Chính quyền địa phương đang nỗ lực ra quân khắc phục hậu quả, bảo đảm cuộc sống cho người dân.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều 23/9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 6 và có tên quốc tế là cơn bão Dianmu gây mưa rất to ở các tỉnh miền Trung.
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA), là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhân rộng các công nghệ CSA còn hạn chế do những khó khăn trong tiếp cận yếu tố đầu vào, chi phí thực hiện cao và thiếu vốn đầu tư. Ngoài ra, thiếu thông tin hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện CSA trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tầm chiến lược, cũng là rào cản trong việc triển khai các công nghệ CSA.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, mỗi giờ bão đi được 15-20km, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.
Đó là thực tế đang diễn ra tại bản Xốp Nặm, xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) đe dọa cuộc sống mỗi ngày của hàng chục hộ dân đồng bào dân tộc Thái. Đã từng có đá rơi, tường đổ; dân bản đã từng phải tháo chạy giữa đêm mưa bão vì núi lở… nhưng rồi câu chuyện thiếu kinh phí đã “níu” bước chân di cư của họ từ rất nhiều năm qua. Nhìn rộng ra, nhiều địa phương ở vùng cao Nghệ An đang có chung thực trạng này.
Nếu như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”, thì các tỉnh miền núi cũng đã có những mô hình nông nghiệp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Nhưng đây mới chỉ là những mô hình ở dạng thực hành, rất cần được quan tâm nhân rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến 5000m, ngày 20/9, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa dông rất to với lượng mưa phổ biến 50-80mm.
Đến xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu những ngày này, mọi người đều cảm thấy thích thú khi chiêm ngưỡng những con đường hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là những con đường hoa của ấp Tân Thuận, nơi có 135 hộ đồng bào dân tộc Châu Ro sinh sống.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn chỉ đạo các huyện miền núi lập phương án phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn, sẵn sàng di dời người dân khỏi khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của tất cả các hệ thống sản xuất ở Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp. Nhất là ở miền núi, trong điều kiện sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phương thức canh tác còn lạc hậu, BĐKH sẽ làm gia tăng gánh nặng dịch bệnh, kéo giảm năng suất của các loại cây trồng, vật nuôi.
Với hầu hết các tỉnh, thành vùng DTTS và miền núi, sản xuất nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Nhưng trước biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, “trụ đỡ” này đang có nguy cơ lung lay, đòi hỏi phải có những thay đổi phù hợp, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh (CSA) để thích ứng.
Sáng nay, 15/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã đi khảo sát, kiểm tra tình trạng đánh bắt chim di cư ở một số xã ven biển của các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.