Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Su moong của người Tà Riềng - Nét văn hóa độc đáo

Sơn Gia Phúc - 2 giờ trước

Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.

Su moong của người Tà Riềng
Đồng bào Tà Riềng ở thôn Đắc Rích, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang (Quảng Nam) dựng su moong của làng.

Trên vùng núi Quảng Nam, đồng bào Tà Riềng sinh sống tập trung tại xã Đắc Tôi - giáp ranh với huyện Đắc Chưng (tỉnh Xê Kông - Lào). Theo ông Zơ Râm Hiệng (72 tuổi, nhà tại thôn Đắc Rích, xã Đắc Tôi thì, trước đây người Tà Riềng có cuộc sống du canh, du cư. Khi tìm được địa điểm để lập làng mới thì trong thời gian một năm, phải xây dựng được nhà làng. Ngày xưa, người già trong làng có tục chôn đá mài dưới đất để “tìm may” trước khi dựng su moong, nhưng sau này, việc chọn ngày đã thoáng hơn nhiều. Su moong bao giờ cũng được chọn dựng ở cuối làng để đứng từ đây có thể quan sát toàn bộ khu dân cư.

Thời điểm khởi công xây dựng su moong được già làng chọn, thường vào kỳ trăng tròn, sau thu hoạch lúa rẫy hàng năm. Lễ “khởi công” không cầu kỳ, nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh của cộng đồng. Khi su moong mới đã hoàn thành, các gia đình lại bắt tay chung sức dựng nhà cho toàn thể dân làng, từ ngôi nhà của chủ làng (chủ đất) đến những người lớn tuổi có uy tín trong làng, sau đó đến những người phụ nữ neo đơn, con mồ côi, không có điều kiện tự làm nhà để ở.

Cấu trúc bên trong nhà làng của đồng bào Tà Riềng.
Cấu trúc bên trong ngôi nhà làng của đồng bào Tà Riềng.

Su moong được chọn làm trên khu đất bằng phẳng, rộng rãi, bốn bề thông thoáng, toàn bộ vật liệu được lấy trong tự nhiên. Phía trước là khoảng sân lớn để có thể dựng cây nêu, quy tụ tập trung mọi người trong làng hướng về ông bà, tổ tiên, thần linh thông qua lễ hiến sinh trâu ăn mừng trong những dịp dân làng tổ chức lễ hội truyền thống. Người Tà Riềng quan niệm, hướng Đông là hướng của thần linh, từ đây ánh nắng mặt trời tỏa đi khắp các hướng, sưởi ấm cho vạn vật để con người mạnh khỏe, muôn thú sinh sôi đông đúc, cây cối tốt tươi, đem lại hạnh phúc cho dân làng. Vì thế, hai cửa ra vào mở ở hai bên hông của ngôi nhà, cửa chính được mở ở hướng Đông, cửa phụ nằm ở hướng Tây. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong su moong thường bố trí theo hướng từ Đông sang Tây.

Mái su moong lợp bằng tranh
Mái su moong lợp bằng tranh

Su moong của người Tà Riềng có giàn cột gỗ vững chãi, thường là 10 cột xung quanh và 1 cây cột chính giữa bằng một số loại cây gỗ bền chắc, có khả năng chống chịu mối, mọt. Đáng chú ý, cây cột chính của su moong được đẽo tròn, có cạnh từ mặt đất lên đến sàn nhà, song từ sàn lên đến phần khung có dáng hình chữ nhật, mái vòm trong dáng tựa chữ A. Ở hai bên chái của ngôi nhà làng còn có 3 - 5 cột tròn được dựng thẳng từ mặt đất lên đến mái. Hai bên chái của su moong được thiết kế theo kết cấu hình rẻ quạt và được lợp tranh theo khung lượn tròn tinh tế, với cắt góc vuông vắn, gắn kết vững chãi. Cửa chính su moong thường được mở về hai bên chính diện. Trên mỗi cửa ra vào cũng có biểu tượng của sừng trâu - tượng trưng cho vật hiến tế thần linh. Cấu trúc ngôi nhà làng của người Tà có một nét độc đáo là hệ thống cột, kèo được xử lý kết nối với nhau bằng các mộng gỗ và bằng những sợi mây rừng không chỉ bền chắc mà còn mang tính thẩm mỹ cao nhờ các nút thắt.

Su moong là nơi để đồng bào Tà Riềng tổ chức các sự kiện hội họp, văn hóa
Su moong là nơi để đồng bào Tà Riềng tổ chức các sự kiện hội họp, văn hóa

Su moong là nơi giữ hồn làng của cộng đồng người Tà Riềng với kết cấu vững chắc cùng sàn cao khoảng hơn 0.8m, vách gỗ, mái lợp tranh. Mái su moong bao giờ cũng có dáng tựa hình mai rùa, trên đầu mái của hai nóc có biến thể biểu tượng của 2 sừng trâu. Không những thế, các cây xà ngang, xà dọc và đòn tay kết nối bên trong su moong cũng có nhiều yếu tố gắn với con trâu. Nhìn tổng thể theo hướng chính diện, su moong mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến hình ảnh con trâu nằm ngang. Xương sống vững chãi của trâu, kéo xuống phần mái su moong tương ứng như hai bên hông của con trâu với các lớp xương sườn hòa hợp.

Đồng bào biểu diễn sinh hoạt văn hóa nơi sân nhà làng su moong
Đồng bào tổ chức sinh hoạt văn hóa nơi sân nhà làng su moong

Có dịp lên bản làng của người Tà Riềng bên sườn núi Trường Sơn, du khách sẽ thấy thấp thoáng ngôi nhà làng su moong ở cuối làng. Su moong của người Tà Riềng là biểu tượng sức mạnh và tâm linh của dân làng. Vì vậy luôn được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.
Lễ đuổi ma của dân tộc Phù Lá

Lễ đuổi ma của dân tộc Phù Lá

Media - BDT - 1 giờ trước
Người Phù Lá thuộc DTTS rất ít người, tập trung nhiều nhất ở Lào Cai. Người Phù Lá vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống trong đó có Lễ đuổi ma.
Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Sắc màu 54 - Phạm Thúy - A Pìn - 2 giờ trước
Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.
Du Xuân trên miền đất tổ Đông Triều

Du Xuân trên miền đất tổ Đông Triều

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Trải qua bao nhiêu thăng trầm, khu di tích lịch sử Quốc gia nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn được gìn giữ, tôn tạo, trở thành điểm đến linh thiêng, thu hút hàng nghìn phật tử, du khách và người dân về chiêm bái, tham quan mỗi độ Xuân Về.
Tình người phố núi Đà Lạt với sắc hoa mai anh đào

Tình người phố núi Đà Lạt với sắc hoa mai anh đào

Du lịch - Thảo Linh - 2 giờ trước
Có lẽ trên mọi miền của Tổ quốc, không có miền đất nào lại nhiều hoa mai anh đào như phố núi Đà Lạt. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, giúp mai anh đào đua nhau tách mầm, xé nụ, khoe sắc trong tiết trời Xuân ấm nồng sắc nắng. Người Đà Lạt cũng xem mai anh đào như người bạn cố tri và rất tự hào, hãnh diện mỗi khi mùa hoa anh đào lại về.
Su moong của người Tà Riềng - Nét văn hóa độc đáo

Su moong của người Tà Riềng - Nét văn hóa độc đáo

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 2 giờ trước
Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.
Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo Lễ rước “Cụ Thượng” tại Lễ hội Tiên Công. Liên hoan lân sư rồng khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025. Giữ lửa nghề rèn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những cuộc trở về…

Những cuộc trở về…

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Có cuộc trở về là khởi đầu cho bao điều tốt đẹp. Có cuộc trở về là truyền cảm hứng bất tận về sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có cuộc trở về là trả nợ quê hương, tri ân bản làng… Những thanh niên từng rời bản, vượt núi đeo đuổi con chữ để trở thành bác sỹ, mà chúng tôi đã gặp trên bao nẻo biên cương xứ Nghệ, là minh chứng cho tất cả những điều ấy.
Đăk Glei (Kon Tum): Tập trung khống chế ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò

Đăk Glei (Kon Tum): Tập trung khống chế ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò đang xảy ra tại xã Xốp và xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum), có nguy cơ lây lan ra diện rộng, khiến người chăn nuôi lo lắng. Điều đáng nói, số gia súc bị bệnh phần lớn chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong đợt II năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Thời sự - T. Hợp - 21:37, 05/02/2025
Trong chuyến công tác tại Hà Giang, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Media - BDT - 20:00, 05/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo Lễ rước “Cụ Thượng” tại Lễ hội Tiên Công. Liên hoan lân sư rồng khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025. Giữ lửa nghề rèn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Tin tức - Thế Phúc - 17:58, 05/02/2025
Sáng 5/2, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang khai mạc Triển lãm 85 tác phẩm được trích trong sách ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ, nhiếp ảnh Trần Lam.