Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn La: Giải pháp cho quả mận rớt giá do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

Văn Hoa - 16:55, 15/05/2021

Năm nay, thời tiết thuận lợi nên tại Sơn La, cây mận được mùa. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mận không xuất khẩu sang các nước được nên các thương lái không thu mua, giá thành quá thấp nên người dân không thu hoạch mà để mận chín rơi đỏ gốc hoặc hái cho trâu bò ăn.

Anh Lò Văn Miên, bản Lề, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La) cho biết năm nay mận được mùa nhưng mất giá.
Anh Lò Văn Miên, bản Lề, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La) cho biết năm nay mận được mùa nhưng mất giá.

Trước đây, gia đình anh Lò Văn Bua, ở xã Tông Cọ (huyện Thuận Châu) chủ yếu trồng ngô, quanh năm vất vả mà thu nhập chẳng là bao. Thấy nhiều gia đình khác trồng mận mang lại hiệu quả nên năm 2016, anh quyết định trồng 200 cây mận trên diện tích khoảng 6.000m2 đất vườn. 

Hai vụ đầu tiên bán được giá 15 - 18 nghìn/kg nên gia đình anh thu lãi khoảng 70 triệu đồng. Nhưng năm 2020 và vụ năm nay, do dịch bệnh nên không có thương lái đến mua hoặc mua rất rẻ.

Anh Bua nhẩm tính, mận cơm (mận Tam Hoa), hiện thương lái ép giá chỉ 1 nghìn đồng/kg, nếu tính công đi hái hoặc thuê nhân công không bõ nên anh cứ để cho mận rụng đỏ cả gốc cây. Còn giống mận hậu chỉ có giá 4 - 6 nghìn đồng/kg, có thu hoạch cũng không bù lại tiền phân bón. Hiện anh Bua dự định chặt bỏ một phần cây mận để chuyển sang trồng cây cà phê với mong muốn ổn định hơn.

Tương tự gia đình chị Quàng Thị Ngọc, bản Chậu Cọ (TP. Sơn La) cũng đang đứng ngồi không yên vì mận rớt giá thê thảm. Trước đây, thấy trồng cây ngô không có giá trị kinh tế cao, chị Ngọc đã quyết định vay 300 triệu đồng để chuyển đổi sang trồng 6 ha mận. 

Trung bình mỗi năm gia đình chị bỏ ra hơn 100 triệu đồng chi phí tiền phân bón, diệt trừ sâu bệnh. Hai năm đầu khi mận được giá, chị cũng thu về được ít vốn. Nhưng năm 2020 và năm nay giá mận rớt thảm hại. Đặc biệt, cả vụ mận cơm chỉ bán được mấy trăm nghìn đồng. 

"Thương lái ép giá rẻ, thậm chí còn không có người thu mua, thuê nhân công hái càng lỗ hơn. Bán cũng không được mà hái cũng không xong, nhìn vườn mận chín rụng đầy gốc thật xót xa. Tình hình dịch bệnh cứ kéo dài như thế này, gia đình cũng phải tính đến kế sản xuất khác, nếu không nợ cũ chưa trả xong , lại phải nợ mới”, chị Ngọc than thở.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mọi năm, vào thời điểm này, mận cơm có giá dao động từ 10 - 20 nghìn đồng/ kg, có khi lên đến 30 nghìn đồng (gấp 10- 30 lần giá hiện tại); mận hậu có giá từ 15- 30 nghìn đồng/kg. 

Giá mận thấp do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mận không xuất khẩu sang các nước được nên các thương lái không thu mua, khiến cho giá thành mận xuống quá thấp nên người dân không thu hoạch mà để mận chín rơi đỏ gốc, hoặc hái cho trâu bò ăn. Tuy nhiên, tình trạng "được mùa, mất giá", một phần cũng là do bà con trồng tự phát. 

Ông Lò Văn Hoan, Phó Chủ tịch xã Tông Cọ, cho biết: Mận không phải là cây chủ lực của xã, nhưng bà con thấy hiệu quả kinh tế, nên khoảng 3 năm nay, nhiều hộ đã trồng tự phát đại trà thay cây ngô. Những năm trước, có gia đình bán mận thu được hơn 150 triệu đồng/vụ. Từ đó, ngoài trồng cây cà phê, cây ngô, bà con chuyển sang trồng mận.

Được biết, diện tích trồng mận của xã Tông Cọ hiện đã lên tới 156,78 ha. Trồng tự phát, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đã khiến sản phẩm của bà con làm ra bị thương lái ép giá, nhất là trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh bùng phát.

Trước tình tình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, để hỗ trợ người dân, trước mắt, chính quyền các vùng trồng mận trên địa bàn tỉnh Sơn La cần chủ động kết nối tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Đặc biệt là thị trường nội địa. Bởi hiện nay, giá mận tại các cửa hàng, siêu thị, tại các chợ Hà Nội và các tỉnh thành khác hiện vẫn rất cao, dao động từ 30- 60 nghìn đồng/ kg. Điều đó cho thấy, công đoạn đưa mận từ người nông dân tới người tiêu thụ còn nhiều bất cập, hạn chế.

Về lâu dài, cần khuyến nghị bà con tuân thủ quy hoạch cây trồng vật nuôi thế mạnh của địa phương, tránh tình trạng trồng tự phát như thời gian qua. Ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến mận rớt giá, cũng chính là bài học kinh nghiệm mà người nông dân nói chung, người trồng mận ở Sơn La phải đón nhận, từ đó thay đổi tư duy, không chủ quan khi chuyển đổi cây trồng một cách tự phát.

(Nội dung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.