Sắc màu 54 -
Văn Hoa - Thúy Hồng -
18:17, 09/08/2023 Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017 - 2022 và ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023 - 2028.
Bằng những dự án ý nghĩa vì cộng đồng, Craft Link đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của đồng bào DTTS. Đồng thời tác động tích cực đến quá trình phát triển bền vững thông qua việc tìm kiếm thị trường, mở ra cơ hội đưa các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện, thời gian qua, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân duy trì nghề truyền thống, trao truyền tình yêu di sản cho lớp trẻ.
Với quy mô cấp vùng mở rộng, Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2023 với chủ đề “Tiên Yên - Nơi kết nối sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh”, sẽ được tổ chức từ ngày 23/8 đến hết ngày 27/8/2023, tại huyện Tiên Yên.
“Em ơi buồn làm chi/Anh đưa em về sông Đuống/Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ”... Đó là những câu thơ trong bài "Bên kia sông Đuống" tôi được học ngày xưa mà đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ. Cũng từ những câu thơ ấy, tôi đem lòng yêu mến vùng đất Kinh Bắc và ước ao một lần được đến với nơi này, ngắm dòng sông Đuống êm trôi, ngắm nhìn những bãi mía, nương dâu, những mái chùa nhuốm màu thời gian ngủ yên dưới bóng cây đa già cổ thụ.
Người Chăm là một trong những tộc người sớm có chữ viết ở Việt Nam. Chữ viết của người Chăm được viết trên những chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, vải và giấy. Theo thời gian, những văn bản viết tay bị hư hỏng bởi tác động của môi trường, mối mọt và côn trùng gây hại. Đặc biệt là những thư tịch viết trên chất liệu giấy.
Tối 6/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện. Đây là điểm nhấn đặc sắc trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 4 - 6/8.
Có dịp lên với Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, ghé chợ phiên Vàng Lếch, xã Nậm Tin, du khách thích thú khi được những phụ nữ dân tộc Mông mời thử chén rượu ngô nồng nàn hương vị do chính họ nấu từ loại men lá gia truyền. Rượu ngô- một sản phẩm đặc trưng của đồng bào Mông, bao năm qua đã được người dân và nhiều du khách đến địa phương tin tưởng mua dùng hoặc làm quà...
Xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) hiện có 7 làng, trong đó có 4 làng là người Gia Rai sinh sống. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, đồng bào Gia Rai trên địa bàn xã luôn có ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc, Kon Tum có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 tiếp tục tạo đà cho Kon Tum thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Trong thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2024/QĐ-BVHTTDL về tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch". Thời gian tổ chức Hội thảo dự kiến sẽ diễn ra vào Quý III, IV năm 2023 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Nghề dệt choàng (dệt khăn rằn) xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa vinh dự đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống.
Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, như: khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Theo đó, đã có nhiều mô hình, cách làm hiệu quả, trong đó có mô hình "Làng văn hóa kiểu mẫu".
Bên cạnh việc mở lớp truyền dạy sử thi của người Ê Đê cho thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê để làm tư liệu lưu trữ.
Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của dân tộc ở Tây Nguyên là một quá trình sáng tạo không ngừng, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo được nhiều người ngưỡng mộ, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan này.
Trưng bày áo dài diễn ra trong trong bối cảnh cung điện có sự giao thoa giữa văn minh Đông - Tây, với mong muốn giới thiệu, nhận diện về Huế xưa đến với công chúng trong và ngoài nước. Đặc biệt, tại không gian văn hóa này, có sự góp mặt của Dệt Zèng - một nghề truyền thống của đồng bào Pa Cô.
Sáng 1/8, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tp. Pleiku phối hợp Thành Đoàn tổ chức Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh thiếu nhi DTTS Tp. Pleiku năm 2023. Tham gia liên hoan có hơn 200 thanh thiếu nhi đến từ 6 xã, phường trên địa bàn.
Theo kế hoạch, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 14/8/2023, tại Bình Định, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố, gồm: Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Lần đầu tiên, chương trình Về miền Sán Cố người Dao được tổ chức tại khu vực thác Bạch Vân, thôn Tầm Làng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Chương trình đã thu hút đông đảo người dân cũng như khách thập phương tới tham gia và hưởng ứng.