Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng với 3 DTTS sinh sống gồm: Hrê, Co và Xơ Đăng (nhóm Ca Dong). Nơi đây có cả một kho tàng sử thi và rất nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Để duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ những việc cần làm trước mắt và lâu dài.
Từ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trải qua bao biến thiên thời cuộc, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn khẳng định được sức sống trường tồn trong đời sống đương đại. Để rồi hôm nay, Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 không chỉ là nhằm hướng tới 10 năm loại hình nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; mà còn là nơi gặp gỡ, giao thoa, gắn kết, lan tỏa và quảng bá tinh hoa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống đương đại.
Tối 28/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An), UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023. Dự lễ có Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện Quân khu IV; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; lãnh đạo một số tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Hưng Yên cùng đông đảo Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Cuốn sách “Vì tình yêu Hà Nội” của tác giả Martín Rama do Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) thực hiện xuất bản vừa được chính thức ra mắt sáng 29/7, tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 28/7, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, Group Đình làng Việt, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tổ chức tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.
Khi chúng tôi đến thôn Ma Oai, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Nghệ nhân Ưu tú Mai Thấm (dân tộc Raglay) đang ngồi trước hiên nhà tỉ mẩn cân chỉnh âm thanh mã la để chuẩn bị truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho các cháu học sinh trong kỳ nghỉ Hè.
Sáng 28/7, UBND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) tổ chức khai mạc Liên hoan đàn và hát dân ca các dân tộc lần thứ I, năm 2023.
Từ trước tới nay, giới trẻ người Tày theo đuổi nghiệp viết lách đã hiếm, những cô gái Tày làm thơ lại càng hiếm hơn. Trong sự thiếu vắng các hạt nhân văn chương ấy, Hoàng Thị Hiền xuất hiện như một làn gió mới làm phong phú thêm đời sống văn học, nghệ thuật của người Tày và các DTTS miền núi phía Bắc.
Buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia Lai) là nơi tập trung đông người Chăm H’roi sinh sống với 185 hộ. Sống cận cư với người Gia Rai từ lâu nên các tín ngưỡng văn hóa, đời sống sinh hoạt có những nét tương đồng nhất định, biểu hiện rõ nét nhất là qua kiến trúc và các biểu tượng trang trí ở ngôi nhà mồ.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, từ ngày 4 - 6/8, Tp. Hội An (Quảng Nam) sẽ chủ trì phối hợp với Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản” lần thứ 19, năm 2023.
Ban Tổ chức Festival Huế 2023 vừa công bố chương trình, hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu Festival Huế 2023.
Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm khánh tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.
Những ngôi nhà trình tường thấp thoáng dưới màn mây trên các rẻo cao của tỉnh Lai Châu được mọi người đặt cho cái tên mộc mạc là những ngôi “nhà nấm”. Đây chính là điểm ấn tượng nhất để lại trong lòng du khách khi đến thăm những bản làng của người Hà Nhì vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nhưng quá trình phát triển và hội nhập, những ngôi nhà trình tường với kiến trúc độc đáo này đang ngày một ít dần.
Cùng với Đờn ca tài tử, Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh; “Non nước Lam Hồng” với cái nôi dân ca Ví, Giặm đang là trung tâm kết nối của con đường di sản quốc gia. Đôi bờ Ví, Giặm cũng vì thế mà thêm thủy chung “gừng cay muối mặn” để những lời ca mộc mạc, thân tình, là hồn cốt của người Nghệ Tĩnh “cất cánh bay xa”.
Họa sĩ Phạm Anh Việt sinh ra và lớn lên tại huyện biên giới Lộc Bình (Lạng Sơn), nơi có con sông Kỳ Cùng chảy ngược uốn lượn men theo các sườn đồi. Có lẽ tuổi thơ gắn bó bên dòng sông, bến nước, sườn đồi đã ngấm vào con người nghệ sĩ này, để rồi từ đó, niềm đam mê hội họa cứ lớn dần lên trong anh. Những tác phẩm đầu tay của anh chính là những câu chuyện đời thường, giản dị của cuộc sống người nông dân miền biên viễn xứ Lạng.
UBND TP Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề 'Huế - Vùng đất thân thiện'.
Với đồng bào Giáy ở Lai Châu, Thần rừng được coi là vị thần linh liêng nhất, che chở cho bản làng trong cuộc sống hàng ngày. Để bày tỏ lòng biết ơn, hàng năm, người Giáy thường tổ chức Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng Thần rừng) 2 lần/năm vào ngày mùng 3 tháng 3 và ngày mùng 6 tháng 6 Âm lịch.
28 tác phẩm hội họa trong triển lãm "Hoa phố" trưng bày tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) của họa sĩ Nguyễn Hoàng Long cho thấy tình yêu tha thiết, cháy bỏng của tác giả dành cho Thủ đô Hà Nội.
Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7. Năm nay, lễ hội được tổ chức 2 nơi ở phường Quyết Thắng và xã San Thàng, Tp. Lai Châu, nơi sinh sống tập trung của người Giáy .
Đã từ lâu, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) được biết đến là địa phương giàu bản sắc văn hóa, nổi bật nhất là văn hóa Tày, với làn điệu Xòe truyền thống. Đây chính là cơ sở để xã Tà Chải giữ gìn, bảo vệ và phát huy gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, mở ra cơ hội xóa nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.