Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy văn hóa DTTS huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Vùng đất đầy tiềm năng du lịch (Bài 1)

Văn Hoa - 06:10, 02/11/2023

Định hướng ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng có hiệu quả cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm tới. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tập trung nhiều nguồn lực, nhiều giải pháp nhằm từng bước đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Văn Lãng là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa riêng rất phong phú, đa dạng và độc đáo… Đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện Văn Lãng phát triển kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Một góc huyện Văn Lãng (Ảnh TL)
Một góc huyện Văn Lãng (Ảnh TL)

Nhiều điều kiện thuận lợi

Huyện Văn Lãng là 1 trong 5 huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn nằm về phía Tây Bắc, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc,Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc), thị trấn huyện lỵ cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km, có tổng diện tích tự nhiên 563,3 km2, gồm 19 xã và 1 thị trấn (Na Sầm), trong đó có 5 xã biên giới với đường biên giới dài hơn 36 km. Huyện có 3 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình),… là điều kiện để thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm, phát triển dịch vụ du lịch và thương mại.

Văn Lãng là huyện có nhiều đầu mối giao thông quan trọng và thuận tiện bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường sông và nhiều đường mòn qua lại ở biên giới Việt Trung. Đây còn là quê hương của người chiến sĩ cộng sản yêu nước Hoàng Văn Thụ. Những dấu ấn lịch sử một thời được lưu giữ tại các điểm di tích Trường Đon Đình Biên, Ga Bản Trang, Chợ Hàng Van, Đồi Khau Bay khắc họa phần nào những bước trưởng thành của Đảng và nhân dân địa phương.

Cùng với đó, huyện Văn Lãng hiện có 43 điểm, khu di tích, trong đó có 22 di tích lịch sử, 11 di tích danh lam thắng cảnh và 10 di tích kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt, có 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ) và 8 di tích cấp tỉnh.

Các đại biểu dâng hương tại Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ
Các đại biểu dâng hương tại Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ

Đa dạng bản sắc văn hóa

Huyện Văn Lãng có 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) cùng sinh sống, các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện được gìn giữ, bảo tồn thông qua các nét sinh hoạt văn hóa lễ hội, hội diễn nghệ thuật; các trang phục, tập quán, các làn điệu dân ca (hát Then - đàn tính, hát Sli, hát Lượn, hát Cỏ lẩu, Múa Trầu, múa Xiên tâng), những loại hình văn hóa, tiếng nói,… của các dân tộc Tày - Nùng; kho tàng văn hóa ẩm thực rất phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…

Huyện có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, hàng năm mỗi xã tổ chức từ 01 đến 03 lễ hội, đều là các lễ hội dân gian, ắn liền với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân về “Cầu mùa, cầu mưa”, Lễ hội “Lồng tồng”… Các lễ hội chủ yếu tổ chức cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian lành mạnh…thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân các dân tộc. Đó là nguồn tài nguyên văn hoá phong phú, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch của huyện.

Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Việt – Trung. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với nhiều nét độc đáo. Ngôi chùa có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ.
Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Việt – Trung. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với nhiều nét độc đáo. Ngôi chùa có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ.

Trên địa bàn huyện có hơn 103 câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; trên 30 câu lạc bộ hát then, đàn tính. Thêm vào đó, đến với Văn Lãng vào mùa xuân, du khách sẽ được tham dự 45 lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc. Ngoài ra, kho tàng văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú đậm đà bản sắc dân tộc… Đó là nguồn tài nguyên văn hoá phong phú, nếu tận dụng và phát huy tốt, sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy sự phát triển du lịch của huyện.

Hiện nay, huyện Văn Lãng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, đẩy mạnh việc xây dựng và hỗ trợ các thiết bị nhà văn hóa các thôn; hỗ trợ đạo đụ, trang phục dân tộc; tổ chức truyền dạy các làn điệu dân ca truyền thống; hỗ trợ các câu lạc bộ truyền thống… Đây sẽ là cơ hội để huyện Văn Lãng lan tỏa các giá trị văn hóa tới khách du lịch.

Chùa Bụt bay hay còn gọi là chùa Thanh Hương, Chùa Tà Lài được người dân xứ Lạng nói riêng và du khách thập phương hành hương nói chung ví như chùa Hương thu nhỏ thứ 2 bởi ngôi chùa này rất linh thiêng, cầu được ước thấy, thu hút khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, cầu tài, cầu lộc.
Chùa Bụt bay hay còn gọi là chùa Thanh Hương, Chùa Tà Lài được người dân xứ Lạng nói riêng và du khách thập phương hành hương nói chung ví như chùa Hương thu nhỏ

Bên cạnh đó, huyện Văn Lãng đang tập trung quảng bá những điểm du lịch tâm linh, du lịch mua sắm tại các xã: Tân Mỹ, Tân Thanh, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Na Sầm. Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát các điểm du lịch tại xã Hoàng Văn Thụ (Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ, đập Nà Pàn,…), xã Bắc La (lòng hồ thủy điện Thác Xăng, danh thắng Thác Mây,…) nhằm xây dựng các tuyến du lịch, in tập gấp quảng bá các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Đến nay, Văn Lãng đã hình thành 3 tuyến du lịch, trong đó có 2 tuyến trong huyện và 1 tuyến liên huyện, thành phố; toàn huyện có 9 cơ sở lưu trú, 10 nhà hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch gần xa đến với huyện.

Đến với huyện Văn Lãng, ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các di tích tích lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS nơi đây
Đến với huyện Văn Lãng, ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các di tích tích lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS nơi đây

Theo bà Đặng Thị Hiền, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Văn Lãng, nhờ thực hiện tốt công tác quảng bá, lượng khách du lịch đến với huyện Văn Lãng tăng dần từng năm. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, Chùa Tân Thanh, Chùa Tài Lài xã Tân Mỹ, Khu Lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, xã Bắc La… các lễ hội trên địa bàn huyện trong năm 2023 đã thu hút lượng khách du lịch trên địa bàn huyện ước đạt 50 nghìn lượt khách (tăng 20 nghìn lượt khách so với năm 2019). Doanh thu du lịch ước đạt trên 10 tỷ đồng (tổng hợp từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, chi phí đi lại...).

Bà Đặng Thị Hiền nhấn mạnh, để tạo đà cho du lịch huyện Văn Lãng phát triển, hiện nay, huyện Văn Lãng đang tích cực triển khai thực hiện Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương MTQG 1719. Thực hiện tốt Dự án 6 sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện, phục vụ phát triển du lịch của địa phương…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.