Ngày 11/9, tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Sau 2 năm gián đoạn không thể tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức khai mạc vào sáng ngày 11/9, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Tối 9/9, tại Trung tâm huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa, thể thao, du lịch - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2022. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo du khách thập phương và Nhân dân trên địa bàn.
Tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), công tác giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của cồng chiêng luôn được chú trọng. Trong đó, việc tổ chức Hội thi cồng chiêng cấp xã là hoạt động ý nghĩa, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, thu hút đông bảo bà con người DTTS tham dự, tham gia dự thi, biểu diễn, giao lưu.
Tết Trung thu, Tết Đoàn viên hay ngày Rằm tháng 8 năm 2022 đang đến gần, để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa Tết Đoàn viên sum vầy, các gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên gia tiên để tỏ lòng thành kính. Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm.
UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2022. Theo đó, Tuần lễ được tổ chức từ ngày 11 - 17/11, trong đó, trọng điểm là từ ngày 11 - 13/11, tại nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya.
Dân tộc Mông có nền văn hóa đặc sắc, nổi bật là sự đa dạng trong trang phục. Mỗi nhóm dân tộc Mông lại có những đặc điểm trang phục riêng biệt từ màu sắc, hoa văn đến phụ kiện đi kèm. Đem lòng yêu mến vẻ đẹp đó, chị Chấu Thị Nung (28 tuổi, người Mông Hoa tại Lào Cai) đã cho ra mắt bộ ảnh "Tái hiện trang phục truyền thống người Mông xưa và nay". Bộ ảnh đã quảng bá và truyền cảm hứng về tình yêu văn hóa Mông.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
09:10, 08/09/2022 Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
19:12, 07/09/2022 Ngày 7/9 (tức ngày 12/8 âm lịch), tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, Tp. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Bảo tồn dân ca tỉnh đã tổ chức chương trình giao lưu hát dân ca nhân dịp hội Háng Pỉnh. Chương trình năm nay thu hút gần 5.000 lượt người tham gia.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
19:02, 06/09/2022 Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, Tết Đoàn viên. Theo truyền thống Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan....nhưng do khác biệt văn hóa nên mỗi quốc gia có cách đón lễ hội trăng rằm theo một cách riêng biệt.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức hoạt động bảo tồn Lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số trong quý 4/2022. Theo đó, các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tổ chức bảo tồn Lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số, năm 2022.
Tối 4/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 với chủ đề “Lung linh sắc màu Đêm hội Thành Tuyên”.
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Liên hoan chèo toàn quốc - 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 28-10, tại tỉnh Hà Nam.
Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm tại Gia Lai nhân dịp đón Tết Độc lập, trong 2 ngày (2/9 - 3/9), là dịp để du khách hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.
Tối 4/9, tại sân khấu Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Chương trình Lễ hội Áo dài trẻ em Việt Nam lần thứ nhất và vòng Chung kết cuộc thi "Đại sứ Áo dài trẻ em Việt Nam 2022".
Tối 3/9, tại quảng trường Tân An, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), UBND huyện Krông Pắc tổ chức Lễ bế mạc Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022 với chủ đề “Hương Sầu riêng trên dòng sông huyền thoại”.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Đinh Hằng -
19:49, 03/09/2022 Ngày 3/9, UBND huyện Krông Pắc, Ban Tổ chức Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022 tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc. Ngày hội thu hút 700 nghệ nhân, vận động viên đến từ 16 thị trấn, xã trên địa bàn huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tham gia.
Lễ đón nhận bằng ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO được tổ chức tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang vào lúc 20h ngày 3/9.
Tối 2 và 3/9, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm nhằm chào mừng Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022). Đây cũng là dịp để du khách hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.