Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm bái bảo vật quốc gia độc bản “Bia cổ hoài lai” 600 tuổi ở Lai Châu

Thùy Anh - 20:24, 02/03/2023

Trong đền thờ Vua Lê Thái Tổ, tọa lạc ngay bên bờ sông Đà hùng vĩ, thuộc địa phận hai xã Lê Lợi và Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, hiện đang lưu giữ báu vật “Bia cổ hoài lai” của Vua Lê Lợi trong cuộc chiến dẹp loạn vùng Tây Bắc cách đây gần 600 năm. Bia cổ sừng sững đánh dấu mốc son lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam hàng trăm năm chưa hề mai một.

Du khách cùng Nhân dân đến kính lễ đầu năm trước bia đá cổ được thờ trong đền thờ Vua Lê Thái Tổ, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Du khách cùng Nhân dân đến kính lễ đầu năm trước bia đá cổ trong Đền thờ vua Lê Thái Tổ, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Cách trung tâm Tp. Lai Châu khoảng 110 km về phía Tây Nam, Đền thờ vua Lê Lợi hay còn gọi là vua Lê Thái Tổ trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, Lai Châu. Đây là công trình văn hóa mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh lớn của tỉnh Lai Châu; là nơi để mỗi người con vùng biên ải Lai Châu hành hương trở về chiêm bái và tưởng nhớ đến công lao của Vua Lê cùng nghĩa quân Lam Sơn, đã có công trong cuộc chiến gian khổ đánh đuổi giặc Minh bảo vệ bờ cõi (năm 1418 - 1428).

Ông Lò Văn Bởi, Phó thủ nhang Đền thờ Vua Lê Thái Tổ chia sẻ: Thông tin chép lại trong lịch sử mà đền thờ còn lưu giữ, tháng Chạp năm Tân Hợi (năm 1431), sau cuộc chiến dẹp loạn vùng Tây Bắc và trên đường trở về qua mảnh đất này, Vua Lê Thái Tổ đã tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ sông Đà một văn bia, ngày nay gọi là “Bia cổ hoài lai”.

Nội dung văn bia có câu (dịch thơ) “…Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ/ Sông núi từ nay nhập vào bản đồ/ Đề thơ khắc vào núi đá/ Trấn giữ phía Tây nước Việt ta/ Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431).”

Nơi Vua Lê Thái Tổ đã tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ sông Đà năm 1431 nay huyện Nậm Nhùn đặt một miếu thờ nhỏ để tưởng nhớ
Nơi Vua Lê Thái Tổ đã tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ sông Đà năm 1431, nay huyện Nậm Nhùn đặt một miếu thờ nhỏ để tưởng nhớ

Ngược dòng sử sách còn ghi, “Năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn (còn gọi là Kha Lại), quấy nhiễu Nhân dân nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (nay thuộc khu vực huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Sau hơn 10 năm, vua Lê Thái Tổ đã thân chinh đem quân lên châu Phục Lễ bình định vùng Tây Bắc. Đến tháng Chạp năm Tân Hợi 1431, trên đường trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (hiện nay), để răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc, Vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn ghi nhớ sự kiện này. 

Văn bia được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ Bắc sông Đà để lưu lại cho muôn đời sau (sử cũ gọi là Bia Cổ hoài lai). Toàn văn bia được tạc khắc bằng chữ Hán, trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,4 x 0,8 m, viết theo chữ khải chân gồm 132 chữ”.

Bia Vua Lê Thái Tổ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định công nhận là Di tích cấp quốc gia từ ngày 2/9/1981; đến cuối năm 2016, văn bia được công nhận là Bảo vật quốc gia
Bia Vua Lê Thái Tổ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định công nhận là Di tích cấp quốc gia từ ngày 2/9/1981; đến cuối năm 2016, văn bia được công nhận là Bảo vật quốc gia

Được biết, bia vua Lê Thái Tổ là hiện vật gốc độc bản, hoàn toàn không trùng lặp với các văn bia đã được phát hiện. Ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết: Trước đây, di tích bia Vua Lê Thái Tổ được khắc trên vách sườn núi thấp, nằm trên một khoảng đất bằng hẹp, hướng mặt bia nhìn xuống dòng sông Đà trên tỉnh lộ 127 cách đền thờ hiện nay khoảng 500 m. 

Năm 2012, để thực hiện việc xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La theo nhu cầu phát triển chung của đất nước, huyện đã kết hợp các ban ngành, đơn vị có liên quan làm lễ và thực hiện khoan cắt văn bia ra khỏi vách đá núi. 

Nhằm bảo tồn nguyên vẹn di sản bút tích của vua Lê Thái Tổ, văn bia được khoan cắt ra có kích thước dài 2,62 m, rộng 1,13 m, cao 1,85 m, trọng lượng trên 15 tấn, được di chuyển và toạ lạc ở vị trí như hiện nay, từ thời điểm đó địa phương cũng đã xây dựng đền thờ và hình thành nên quần thể lưu niệm Vua Lê Thái Tổ thuộc địa bàn hai xã Lê Lợi và Pú Đao.

Đền thờ Vua Lê Thái Tổ ngày nay tọa lạc trên một ngọn đồi cao, soi mình bên bờ sông Đà theo thế “sơn trầu, thuỷ tụ”
Đền thờ Vua Lê Thái Tổ ngày nay tọa lạc trên một ngọn đồi cao, soi mình bên bờ sông Đà

Đền thờ Vua Lê Thái Tổ ngày nay, tọa lạc trên một ngọn đồi cao, soi mình bên bờ sông Đà hùng vĩ theo thế “sơn trầu, thủy tụ”, lưng tựa và núi, mặt hướng ra sông. Con đường bậc thang lên điện thờ rộng rãi, được cây xanh che phủ tạo bóng mát, du khách đến chiêm bái có thể thong thả tản bộ và đón làn gió lành từ sông Đà thổi lên. Sau khi tham quan, chiêm bái, du khách có thể đứng trên sân đền và phóng tầm mắt xuống phía dưới sẽ thấy những dãy núi cao chạy dọc hai bờ sông Đà tựa như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của vua Lê Thái Tổ, “Bia cổ hoài lai” đã được làm thêm thành 3 phiên bản: Một bản được tỉnh Lai Châu đặt tại Đền thờ Lê Lợi (Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu); một bản tặng di tích Tượng đài Lê Thái Tổ tại Hà Nội và một bản tặng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Văn bia vừa mang giá trị to lớn về lịch sử, nhưng cũng là một kiệt tác văn hóa của vị anh hùng tài hoa dân tộc. Đền thờ Vua Lê Lợi còn là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con nơi đây. Những ngày đầu năm, rất nhiều du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan, tìm hiểu về bảo vật quốc gia và chiêm bái công ơn vị anh hùng dân tộc.

Lễ rước kiệu từ địa điểm hòn đá Pú Huổi Chỏ lịch sử về đền thờ Vua Lê Lợi trong ngày Hội đền đầu xuân
Trong ngày Hội đền đầu xuân hằng năm, địa phương đều tổ chức Lễ rước kiệu từ địa điểm hòn đá Pú Huổi Chỏ lịch sử về đền thờ Vua Lê Lợi

Ông Lê Tùng Dương, du khách Hà Nội chia sẻ: “Qua bạn bè tôi được biết ngôi đền này linh thiêng và địa thế đẹp, nên ngày Tết được nghỉ tôi cùng gia đình lên đây lễ để tưởng nhớ công ơn vua Lê Thái Tổ đã giữ vững bờ cõi biên cương cho nước Việt ta và cầu nguyện cho đại gia đình tôi người già được sức khỏe, trẻ được bình an, đồng thời xin cho quốc thái dân an, đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn”.

Đã gần 600 năm kể từ ngày bút tích của vua Lê để lại trên đá núi, nơi linh thiêng này vẫn mang hồn cốt của một trang lịch sử hào hùng, để muôn dân Việt Nam luôn nhớ đến trong những ngày Tết đến Xuân về, mà còn là nơi để nhiều gia đình và trường học đưa con em mình đến để tìm hiểu về vị vua tài ba trong dòng lịch sử Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 22 phút trước
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 5 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 5 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 9 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.