Xã hội -
Ngọc Chí -
14:40, 25/05/2024 Trước thực trạng hàng trăm cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác quản lý bảo vệ rừng xin nghỉ việc bởi lý do áp lực công việc, lương thấp, không đảm bảo cuộc sống, tỉnh Kon Tum đã có nhiều kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương sớm có những chính sách phù hợp, ưu đãi để người làm công tác bảo vệ rừng an tâm công tác, gắn bó với rừng.
Kinh tế -
Minh Thu -
14:34, 25/05/2024 Năm 2023 đánh dấu một mốc rất quan trọng. Lần đầu tiên ngành lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) theo hướng bền vững. Không chỉ là bài toán kinh tế, tín chỉ carbon rừng còn góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) bền vững.
Xã hội -
Ngọc Chí -
09:43, 24/05/2024 Lương thấp, áp lực, nguy hiểm và trách nhiệm cao, đang là những nguyên nhân khiến cho nhiều viên chức, người lao động làm công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
Kinh tế -
An Yên -
17:38, 23/05/2024 Ngoài những khó khăn như thiếu cây giống bản địa, nếu chọn cây bản địa thì nhiều thủ tục thanh quyết toán, đơn giá thấp, dễ phát sinh chi phí ..., còn có nguyên nhân do thời tiết bất lợi, trâu bò phá hoại, sâu bệnh phá hoại... khiến cho nhiều diện tích rừng trồng thay thế trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỗ thì chết gần hết, nơi thì phải dặm thêm nhiều lần.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
09:04, 08/05/2024 Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Kinh tế -
Vân Khánh -
21:05, 06/05/2024 Tính đến giữa tháng 3/2024, Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng tiền từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đạt hơn 86% kế hoạch năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là chủ rừng được nhận hơn 20 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon. Đây là một con số lớn rất ấn tượng của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Media -
Ngọc Chí -
22:07, 09/04/2024 Áp lực công việc, mức lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, chủ yếu làm việc tại các chốt, trạm vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại rất khó khăn… trong khoảng 5 năm trở lại đây, tại tỉnh Kon Tum đã có hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành Lâm nghiệp xin nghỉ việc. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
Chiều 1/4, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo định kỳ tháng 3/2024 để thông tin, phản hồi một số nội dung mà báo chí quan tâm. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí thông tin vấn đề suy giảm gần 400 ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng (Trung tâm Bảo tồn Voi).
Xã hội -
Ngọc Chí -
07:05, 28/03/2024 Chiều 27/3, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức tiếp nhận 100.000 cây thông giống 2 năm tuổi từ Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trao tặng.
Kinh tế -
Công Minh -
11:55, 25/03/2024 Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Kinh tế -
Vân Khánh -
14:30, 18/03/2024 Theo Ý định thư được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) trong khuôn khổ hội nghị COP26, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với đơn giá dự kiến 10 USD/tấn.
Media -
Ngọc Chí -
07:03, 19/01/2024 Những cánh rừng nguyên sinh được gìn giữ nguyên vẹn, những ngọn đồi trơ trọi đang được phủ lên màu xanh của cây rừng... cho thấy nhận thức của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện biên giới huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đang dần thay đổi. Đối với họ, bảo vệ rừng không chỉ mang lại nguồn thu nhập, mà còn là bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Ngoài kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng hàng năm (theo đơn giá của các lưu vực thuỷ điện) thì chính sách dịch vụ môi trường rừng cũng đã hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác bảo vệ rừng. Nhờ thế, công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, chất lượng rừng và độ che phủ rừng ngày càng được nâng lên…
Vẫn sống nhờ rừng, nhưng là cuộc mưu sinh chính nghĩa. Sống nhờ rừng, những khách sơn tràng (khai thác rừng thủ công) năm xưa đang “chuộc lỗi” với rừng bằng một nghề rất đặc biệt...
Việt Nam có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá lớn, đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp gần như trên tất cả các tỉnh, thành trong toàn quốc. Hiện có gần 14,8 triệu ha rừng, đang tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho khoảng 25 triệu người sống phụ thuộc vào rừng, trong đó có khoảng 12 triệu đồng bào các DTTS. Rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế lâm nghiệp, mà còn là lợi thế tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác.. tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho Nhân dân, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào vùng miền núi.
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) triển khai ở Điện Biên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ nguồn tiền CTDVMTR các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của nhiều gia đình ở vùng cao.
Liên tiếp xảy ra tình trạng đầu độc cây rừng tại nhiều địa phương trên cả nước đã cho thấy các biện pháp chế tài chưa đủ nghiêm khắc với những kẻ phá rừng, đầu độc cây.
Nghệ An có 7 huyện nằm trong phạm vi của tiểu dự án 1, thuộc Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó sẽ có hàng nghìn hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ người kinh nghèo là đối tượng được thụ hưởng. Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, là động lực lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Ngoài thu nhập từ bảo vệ rừng, từ lâm sản phụ… người dân các huyện miền núi Nghệ An đang hướng đến xây dựng các mô hình kinh tế gắn với rừng để nâng cao giá trị của rừng trên cùng đơn vị diện tích. Từ thực tế cũng đã chứng minh, có rất nhiều mô hình thực hiện hiệu qủa theo hướng này.