Kinh tế -
Thùy Dung -
20:25, 27/04/2020 Xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro (Gia Lai), là vùng căn cứ cách mạng vô cùng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ năm xưa. 45 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhờ sự quan tâm đặc biệt của các cấp, chính quyền mà Đăk Tơ Pang từng bước thay da đổi thịt; chất lượng cuộc sống của bà con DTTS từng bước được cải thiện và nâng cao.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, thời gian tới, cần có cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư để phát triển nền giáo dục toàn diện.
Xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có 12 thôn, bon với gần 2.400 hộ, 9.000 nhân khẩu, trong đó có 5 bon đồng bào dân tộc Mạ. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS để xứng đáng là cái nôi văn hóa dân tộc Mạ của tỉnh Đăk Nông.
Tháng 9 năm 2015, Liên Hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 để thay thế cho Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, di sản văn hóa được xác định là trụ cột của phát triển bền vững. Tại Việt Nam, quốc gia có một kho tàng di sản đồ sộ cũng đang phát huy vai trò của di sản trong việc phát triển bền vững, toàn diện.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay Lễ hội Hoa ban đã thực sự trở thành điểm nhấn trong hoạt động du lịch hằng năm của tỉnh Điện Biên. Vào những ngày diễn ra lễ hội, du khách không chỉ được thăm quan quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ mà còn có cơ hội trải nghiệm, thưởng thức nét đẹp vùng cao, khám phá sắc màu Tây Bắc trong không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng chủ yếu chạy theo số lượng, chưa chú trọng chất lượng nên giá trị thu về còn thấp. Vì vậy, việc phát triển cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng là hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, với: rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng... Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa DTTS đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tạo ra cơ hội phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với vai trò là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước đã và đang tích cực phát huy tiềm lực, phát triển hiệu quả “ngành công nghiệp không khói” dưới sự hỗ trợ của công nghệ số phát triển thông minh, hiệu quả.
Với những đổi mới về phương pháp tiếp cận của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế trong tình hình mới, năm 2018, Ủy ban Dân tộc tiếp tục tạo dựng nền móng cho những mối quan hệ hợp tác tích cực, thiết lập những mối quan hệ ổn định, lâu dài; tạo ra động lực mới trong phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink khẳng định Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực và mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam cũng như ASEAN vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mô hình trồng rừng kinh tế và chế biến lâm sản đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng...
Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại dược liệu, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nan y như, ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi trồng khó dẫn đến loại nấm này ngày càng hiếm và đắt đỏ trên thị trường.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới nằm trong khuôn khổ hợp tác lâu dài giữa Ủy ban Dân tộc, WB và Chính phủ Úc, với mong muốn đưa ra bằng chứng và những luận cứ thuyết phục về khoảng cách giữa các nhóm DTTS tại Việt Nam. Cung cấp đầu vào cho đối thoại chính sách và hoạch định các can thiệp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh như vậy trong phát biểu khai mạc Hội nghị Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững, sáng 17/12, tại TP. Đà Nẵng.
Những tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải thực hiện cắt điện luân phiên. Cảnh báo này được EVN đưa ra trong bối cảnh nguồn nhiên liệu than để chạy các nhà máy nhiệt điện bị thiếu hụt trầm trọng. Ở phương diện khác, hàng triệu tấn tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện vẫn đang là mối đe dọa ô nhiễm môi trường, chưa có phương án xử lý triệt để.
Sáng ngày 6/12, tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2016-2020 đã tổ chức Hội thảo toàn quốc về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị hạnh tham dự Hội thảo.
Xã đảo An Thạnh Nam, là địa phương nằm vị trí cuối của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Toàn xã hiện có 8.000 hộ dân, trong đó trên 20% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Ngoài 3.800ha đất nông nghiệp, xã đảo An Thạnh Nam còn có trên 440ha nuôi thủy sản, 1600ha đất rừng ngập mặn. Những năm gần đây, giá tôm sú, tôm thẻ tương đối ổn định nên đời sống người dân khấm khá theo. Nhờ đó, hộ nghèo hiện nay chỉ còn xấp xỉ 10%.
Sáng 28/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng chuyển lời của Thủ tướng Chính phủ khen ngợi Thanh Hóa về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt mức kỷ lục; đồng thời đề nghị tỉnh quan tâm hơn 7 nội dung, mà trước hết là siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, khắc phục triệt để hiện tượng “quan lộ thần tốc”.
Ngày 27/11, tại Hà Giang, Ủy ban Dân tộc, Tổng Cục Dân số & KHHGĐ phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát triển dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc”.
Với những dự án thiết thực được triển khai từ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2018, hàng ngàn hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bình Phước đã được thụ hưởng và có cơ hội để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.