Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Các mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn một vài loại cá và động vật giáp xác như cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,... vì chúng có hàm lượng thủy ngân rất cao. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn tôm, cá cơm, cá hồi, cá rô phi,... vì chúng chứa ít thủy ngân, được chứng minh an toàn đối với phụ nữ mang thai. Đồng thời, thai phụ cũng không nên ăn hải sản tươi sống vì chúng có thể tồn tại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Cua: Nên hạn chế ăn cua quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Ngoài ra, cua có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Gan động vật: Gan động vật có chứa nhiều vitamin A nhưng các mẹ bầu chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tháng. Nguyên nhân là vì nếu ăn gan động vật quá nhiều sẽ dẫn tới tích tụ nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi.
Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín: Thực phẩm sống có thể chứa vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc như toxoplasmosis, Salmonella hoặc listeria,… ảnh hưởng tới sự hình thành của thai nhi.
Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn như: Hải sản hun khói, hải sản đông lạnh, thịt nguội tươi, nem chua, thịt ủ chua, động vật có vỏ chưa nấu chín, Sushi…
Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.
Rau ngót: Rau ngót có chứa chất Papaverin khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Rau răm: Ăn nhiều rau răm có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường bởi rau răm có chứa chất khiến bà bầu bị mất máu.
Chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này.
Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
Ngải cứu: đây là vị thuốc an thai nhưng nếu như bạn ăn nó quá nhiều sẽ phản tác dụng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa có thể khiến thai chết lưu. Nguyên nhân vì dứa chứa các bromelain - nguyên nhân gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai.
Nhãn: Nhãn sẽ khiến triệu chứng nóng trong và hiện tượng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn vì vậy bạn nên tránh xa nhãn trong suốt thời gian mang thai.
Lô hội: Nên tránh sử dụng nước ép lô hội vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.
Hạt vừng: Là loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn hạt vừng đen trong giai đoạn cuối của thai kỳ để sinh con dễ dàng hơn.
Chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Có chứa vi khuẩn listeria có hại cho phụ nữ mang thai.
Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,... vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi.
Muối: Giảm muối trong thực đơn đối với những thai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa nguy cơ tai biến khi sinh.
Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh, giàu carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và uống đủ nước. Thường xuyên ăn những thực phẩm sau để đảm bảo cho bạn và con bạn vẫn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ như:
Các loại rau như rau bina và bông cải xanh giàu axit folic và sắt;
Trái cây nhiều màu sắc như bơ, chuối, táo, lê, anh đào, nho và dưa hấu, và các loại rau như đậu Hà Lan, cà chua, ớt chuông, măng tây và khoai lang;
Trái cây họ cam quýt như bưởi, cam và chanh ngọt, rất giàu axit folic;
Thịt nạc nấu chín và trứng chín;
Thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, tôm hùm, cá hồi, cá da trơn và cá nước ngọt;
Các sản phẩm sữa đã tiệt trùng như sữa chua và sữa ít béo;
Các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, kê và gạo;
Đậu lăng và các loại hạt, miễn là bạn không bị dị ứng với chúng;
Đặc biệt bạn nên uống nhiều nước và các chất lỏng khác để hydrat hóa./.