Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững

Hương Trà - 01:39, 30/08/2024

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hướng đến mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật
Hướng đến mục tiêu xây dựng ngành Lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Mục tiêu xây dựng ngành Lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.

Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành Lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước...

Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030, về phát triển rừng: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Giai đoạn 2021 - 2025, trồng 1.178,4 nghìn ha, bình quân 235,7 nghìn ha/năm (trồng mới 178,4 nghìn ha, bình quân 35,7 nghìn ha/năm); giai đoạn 2026 - 2030, trồng 1.288,8 nghìn ha, bình quân 257,8 nghìn ha/năm (trồng mới là 88,8 nghìn ha, bình quân 17,8 nghìn ha/năm). Diện tích trồng rừng gỗ lớn đến năm 2030 dự kiến đạt 1,0 triệu ha.

Đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500 nghìn ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.

Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị đào tạo. Ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ tại các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng 01 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quốc tế; xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường...

Khái toán nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch là 217.305 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, khoảng 106.960 tỷ đồng (Ngân sách nhà nước khoảng 27.517 tỷ đồng, chiếm 26%, các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 79.443 tỷ đồng, chiếm 74%).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Từ phế phẩm tưởng chừng bỏ đi tại các lò mổ, chàng trai trẻ Nguyễn Hà Thiên (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò thử nghiệm thành công biến lông gà thành phân hữu cơ dạng viên nén hoặc bột – sản phẩm không chỉ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia đình anh cùng nhiều lao động tại địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định công bố Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chính thức được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Quốc hội bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào chương trình Kỳ họp thứ 9

Quốc hội bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào chương trình Kỳ họp thứ 9

Thời sự - Hoàng Quý - 20 phút trước
Sáng 15/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An

Thời sự - An Yên - 26 phút trước
Trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, sáng 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thêm 4 di sản văn hóa độc đáo

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thêm 4 di sản văn hóa độc đáo

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Trải nghiệm tiếng Việt đi khắp năm châu: Nhịp cầu đưa thế hệ trẻ gốc Việt xa xứ kết nối với nguồn cội

Trải nghiệm tiếng Việt đi khắp năm châu: Nhịp cầu đưa thế hệ trẻ gốc Việt xa xứ kết nối với nguồn cội

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày hội "Trải nghiệm tiếng Việt- Đi khắp năm châu" đã diễn ra thành công rực rỡ tại thành phố Frankfurt am Main, Đức. Sự kiện do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt phối hợp Câu lạc bộ Đọc sách cùng con và lớp học Nắng Việt tổ chức.
Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm du lịch cà phê. Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Lặng thầm “gieo chữ” vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang

Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sáng nay ngày 15/5 khu vực các tỉnh Lai Châu và Quảng Trị đã có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to như: Pa Thắng 76,6mm (Lai Châu); Hướng Lộc 58,2mm (Quảng Trị);...
Dự kiến mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái sau sáp nhập tỉnh

Dự kiến mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái sau sáp nhập tỉnh

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đang phối với Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái phục vụ cán bộ, công chức đi làm việc sau sáp nhập 2 tỉnh.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa du lịch huyện Vân Canh

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa du lịch huyện Vân Canh

Trang địa phương - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh của huyện, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) phối hợp với Công ty Cổ phần Becamex Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa - Du lịch Vân Canh năm 2025, với nhiều hoạt động diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6/2025.
Sạt lở đất ở thị xã Sa Pa khiến 01 người tử vong

Sạt lở đất ở thị xã Sa Pa khiến 01 người tử vong

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Đêm về sáng ngày 15/5, trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có mưa lớn. Mưa to đã gây sạt lở đất làm 01 người tử vong.
Thanh Hóa cho phép bố trí Tỉnh ủy viên làm Bí thư cấp xã

Thanh Hóa cho phép bố trí Tỉnh ủy viên làm Bí thư cấp xã

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Ngày 14/5, Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, ông Nguyễn Doãn Anh - Bí thư Tỉnh ủy vừa ký văn bản quy định về bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện.