Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt gần 8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Hoàng Minh - 19:28, 05/07/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường quốc tế tăng trưởng mạnh, cho thấy nhu cầu đang phục hồi nhanh tại thị trường này.

Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ đang có dấu hiệu phục hồi (Ảnh IT)
Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ đang có dấu hiệu phục hồi (Ảnh IT)

Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 52,3% so với kế hoạch của cả năm. Một số thị trường chính tăng mạnh như: Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023; Trung Quốc đạt 1,059 tỷ USD, tăng 46,6%.

Cụ thể, 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD, chiếm 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong đó, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ tới Hoa Kỳ đạt tới 3,45 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu mặt hàng gỗ, ván và ván sàn đạt 323 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này cũng tăng trưởng rất mạnh. Trong 6 tháng năm 2024 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trưởng lên tới 46,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc từ Việt Nam tăng rất mạnh, chiếm 24,7% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1,29 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhờ đó, toàn ngành Gỗ và Lâm sản xuất siêu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,664 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm xuất siêu lớn nhất là gỗ và sản phẩm gỗ, suất siêu 6,16 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành Lâm nghiệp đang đẩy mạnh các thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 (Ảnh IT)
Ngành Lâm nghiệp đang đẩy mạnh các thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 (Ảnh IT)

Cũng theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, trồng mới rừng tập trung đạt 125,5 nghìn ha, đạt 51,2% kế hoạch, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; trồng cây phân tán đạt 44,6 triệu cây, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Kế hoạch trồng rừng trong cả năm 2024 là 245 nghìn ha và trồng đạt 130 triệu cây phân tán. Khai thác rừng trồng tập trung ước đạt 9,93 triệu m3, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi ước đạt 7,87 triệu ste, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Để nâng cao chất lượng rừng trồng, việc quản lý chất lượng giống được nhiều địa phương quan tâm thực hiện. Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống đạt 85%. Các địa phương triển khai trồng rừng gỗ lớn, chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đến nay, cả nước có 495.000ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Cục Lâm nghiệp cho biết, đơn vị tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp, chú trọng khâu chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây bản địa, thâm canh rừng phù hợp với hệ sinh thái để nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng, phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn. Đồng thời, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết thành công.

Cục Lâm nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại. Cục bám sát, xây dựng kịch bản điều hành về xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.

Về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, lũy kế 6 tháng đầu năm, đã thu 1.521,16 tỷ đồng, trong đó, thu từ 4 loại dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP đã thu 1.281,58 tỷ đồng đạt 39,3% kế hoạch thu năm 2024, bằng 92,3% so với cùng kỳ năm 2023; thu từ ERPA theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP là 239,58 tỷ đồng.

Từ nay đến cuối năm, Cục Lâm nghiệp sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại; bám sát, xây dựng kịch bản điều hành về xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; nhân rộng các mô hình liên kết thành công.

Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon và phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng. Triển khai các hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sử dụng môi trường rừng bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chắp cánh cho sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS

Chắp cánh cho sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS

Thời gian qua, tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm vùng DTTS đã được công nhận OCOP, góp phần phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong từng sản phẩm.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!
Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Nằm trong lòng thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, làng văn hóa du lịch (VHDL) Lũng Cẩm gây ấn tượng đối với du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống tại đây. Lũng Cẩm còn đặc biệt bởi có những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi cổ kính, từng được chọn làm bối cảnh chính cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Chuyện của Pao, Lặng yên dưới vực sâu...
Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

Media - BDT - 4 giờ trước
Vào khoảng tháng 3 Âm lịch – lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm – người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo lại bắt đầu cho Lễ hội cầu mưa – một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất trong năm. Đồng bào dân tộc Lô Lô tin rằng những hoạt động trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng từ các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa, do đó, các nghi lễ đến nay vẫn được người Lô Lô gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Chắp cánh cho sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS

Chắp cánh cho sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS

Kinh tế - BDT - 4 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm vùng DTTS đã được công nhận OCOP, góp phần phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong từng sản phẩm.
Quảng Nam: Tăng cường thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024

Quảng Nam: Tăng cường thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 8/7, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản đôn đốc các cấp, sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vai trò của thiết chế văn hóa thôn, bản đã rất rõ ràng nhưng tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi đang trong tình trạng xây dựng và hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng là một trong những nội dung được nêu ra tại nghị trường phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đối với người đứng đầu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề: Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi.
Công an Quảng Ngãi phối hợp bắt nhóm nghi phạm liên quan vụ chém người ở Gia Lai

Công an Quảng Ngãi phối hợp bắt nhóm nghi phạm liên quan vụ chém người ở Gia Lai

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Chiều 8/7, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Đắk Đoa (Gia Lai) bắt nhóm nghi phạm liên quan vụ chém người xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ghi nhận nhiều thiệt hại tại Hà Giang sau đợt mưa lớn

Ghi nhận nhiều thiệt hại tại Hà Giang sau đợt mưa lớn

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Từ tối 7/7 đến rạng sáng 8/7, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa lớn kèm theo dông sét, gây thiệt hại về người, tài sản của Nhân dân, chia cắt nhiều tuyến đường giao thông và hư hỏng các công trình phúc lợi.
Đắk Lắk: Bắt tạm giam đối tượng lừa mua nhà, chiếm đoạt tài sản

Đắk Lắk: Bắt tạm giam đối tượng lừa mua nhà, chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Ngày 8/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Hồ Thị Dung (33 tuổi) trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk để điều tra về hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 5 giờ trước
Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An “Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An “Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 5 giờ trước
“Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, là phương châm hành động trong suốt giai đoạn 2019 - 2024 của đồng bào các DTTS ở Nghệ An khi thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III cấp huyện, năm 2019. Tinh thần này đã khơi dậy và lan tỏa ý chí tự lực, tự cường trong mỗi người dân, toàn hệ thống chính trị... cùng nhau xây dựng gia đình, thôn bản ngày càng phát triển.