Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ doanh nhân với sản phẩm Sâm Bố Chính trên đất chè Thái Nguyên

Mai Hương - 20:44, 07/11/2021

Đã từ lâu, những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe con người của Sâm Bố Chính đã được cả Tây y và Đông y ghi nhận. Từ một loại dược liệu đặc biệt tại Quảng Bình, nữ Giám đốc Son Hằng - Công ty TNHH Son Ngọc đã đem giống cây này về trồng tại Thái Nguyên với mục tiêu chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Chị Son Hằng bên các sản phẩm từ Sâm Bố Chính tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên.
Doanh nhân Son Hằng bên các sản phẩm từ Sâm Bố Chính tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên.

"Bén duyên" trên đất chè

Chị Son Hằng sinh ra lớn lên tại Thái Bình. Năm 2002, chị quyết định rời Bệnh viện huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) - nơi chị công tác để lên mảnh đất miền núi huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lập nghiệp bằng việc trồng cây Sâm Bố Chính.

Nói về việc “bén duyên” với cây Sâm Bố Chính, chị Son Hằng chia sẻ, chị có đam mê đặc biệt với những nguồn dược liệu hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe người sử dụng. Bản thân chị có bệnh nền, lại bị vô sinh thứ phát, khi sử dụng sâm thấy rất hiệu quả và vừa túi tiền, nên chị đã tìm tòi, nghiên cứu và quyết định phải đem bằng được giống Sâm Bố Chính về trồng trên vùng đồi Thái Nguyên.

Năm 2015, khi tỉnh Thái Nguyên đang đặt trọng tâm vào canh tác chè, đinh lăng, ba kích..., chị Son Hằng đã mạnh dạn đưa giống sâm quý này từ mảnh đất Quảng Bình về trồng. Khi mới bắt đầu trồng thử nghiệm, chị chỉ trồng trên vài sào đất. Về sau, cây sâm hợp với chất đất, phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nên năm 2018 chị mở rộng diện tích lên gần 10ha, đồng thời thành lập Công ty TNHH Son Ngọc (có trụ sở tại TP. Thái Nguyên).

Cây Sâm Bố Chính được trồng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Cây Sâm Bố Chính được trồng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Chị Son Hằng thông tin: Sâm là một loại dược liệu rất bổ, được cả thế giới biết đến và tin dùng. Dưỡng chất trong Sâm Bố Chính có nhiều công dụng tốt như các loại sâm của Hàn Quốc và chỉ sau Sâm Ngọc Linh. Loại dược liệu này rất tốt đối với những người sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể, hay mắc các chứng bệnh về phổi, sinh lý, nội tiết, mất ngủ, bụng dạ kém. Đặc biệt, Sâm Bố Chính cho thấy tính hiệu quả cao trong việc giúp bệnh nhân có thần kinh yếu, suy yếu tâm lý, ung thư giãn não, phục hồi sức khoẻ tinh thần... Đặc biệt, để nâng cao sức khỏe phòng chống dịch Covid-19, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nâng cao thể trạng bản thân bằng cách sắc nước uống, nấu các món ăn với sâm, ngâm rượu uống hay sử dụng trực tiếp hàng ngày.

Hiện nay, các sản phẩm từ Sâm Bố Chính được tiêu thụ trên thị trường toàn quốc. Với gần 10ha diện tích đất trồng Sâm Bố Chính của Công ty TNHH Son Ngọc, sản lượng thu hoạch đạt trên 2 tấn/ha (thời gian bắt đầu trồng sâm đến thời gian thu hoạch mất khoảng 18-24 tháng), giá bán sản phẩm dao động từ 500-700 ngàn đồng/kg. Hiện, Công ty TNHH Son Ngọc giải quyết việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương, thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng, góp phần phát triển kinh tế trên mảnh đất chè Thái Nguyên.

Sâm Bố Chính với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Sâm Bố Chính với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Chinh phục thị trường

Chia sẻ về sản phẩm Sâm Bố Chính của Công ty, Giám đốc Son Hằng cho biết: Chất đất đồi ở Thái Nguyên rất phù hợp để trồng loại dược liệu quý này. Ngay từ khi được gieo mầm tại đây, các cây sâm đã được bảo đảm về hàm lượng dược liệu cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng từ khâu chăm sóc tới khâu chế biến cuối cùng, như sử dụng phân bón hữu cơ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chế biến... để sản phẩm Sâm Bố Chính đến tay người tiêu dùng bảo đảm phải là sản phẩm sạch, tốt.

Cũng theo chị Son Hằng, nghiên cứu, trồng trọt và sản xuất ra thành phẩm từ cây Sâm Bố Chính là cả một quá trình dài, tốn rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, trồng sâm với chị là niềm đam mê, vì vậy chị không ngại khó, ngại khổ. "Tôi luôn trau dồi kiến thức, cố gắng nghiên cứu để có thể sản xuất được những sản phẩm giá trị tới tay người tiêu dùng. Đồng thời, mong muốn loại sâm quý này không chỉ được biết đến trong nước mà còn được phổ biến ở thị trường nước ngoài. Ngày nào thế giới chưa biết tới Sâm Bố Chính của Việt Nam, ngày đó tôi sẽ không ngừng cố gắng”, chị Son Hằng chia sẻ.

Để đi đến quyết định này là cả một quá trình nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn, trước khi đầu tư vào sản xuất Sâm Bố Chính, chị Son Hằng đã có nhiều năm theo đuổi lĩnh vực nông sản sạch. Với quan điểm "Có sức khỏe là có tất cả", chị luôn mong muốn được cung cấp những sản phẩm sạch, dược liệu sạch tới tay khách hàng.  

Sâm Bố Chính thu hút khách tìm hiểu, sử dụng
Sâm Bố Chính thu hút khách tìm hiểu, sử dụng

Ở Việt Nam, mọi người thường quan niệm “Sâm đi với người có khả năng tài chính”. Sau khi phát hiện và tiến hành các công đoạn nghiên cứu Sâm Bố Chính, Giám đốc Son Hằng tin rằng, mình có sứ mệnh đưa sản phẩm “ngon-bổ-rẻ” này ra thị trường và thay đổi quan điểm tiêu dùng về sâm của khách hàng. Chị luôn mong muốn mọi tầng lớp khách hàng đều có thể chủ động chăm sóc sức khỏe với các sản phẩm chế biến từ Sâm Bố Chính.

“Việt Nam có dòng Sâm Ngọc Linh nổi tiếng lâu nay và thời gian gần đây là dòng Sâm Bố Chính. Nhưng theo thống kê, Việt Nam luôn nằm trong top thị trường xuất khẩu sâm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Như vậy, thị trường sâm Việt bị cạnh tranh rất nhiều. Tôi kỳ vọng những sản phẩm Sâm Bố Chính của Công ty TNHH Son Ngọc nói riêng và các sản phẩm sâm Việt Nam có thể chinh phục được chính thị trường nội địa trước khi đem chuông đi đánh xứ người”, Giám đốc Son Hằng chia sẻ.

Với những thành tích đạt được trong kinh doanh, chị Son Hằng trở thành một trong những người đầu tiên đặt nền móng trồng Sâm Bố Chính ở tỉnh Thái Nguyên. Với khát vọng làm giàu mạnh mẽ, nữ doanh nhân Son Hằng đã và đang phấn đấu đóng góp xây dựng quê hương đất chè ngày càng phát triển bằng sự đam mê và hướng đi mới. 

Bên cạnh cây chè là dòng sản phẩm truyền thống, Thái Nguyên còn được biết đến là một trong những vùng trồng cây dược liệu lớn nhất miền Bắc. Riêng năm 2020, Thái Nguyên đã trồng khoảng 187ha các loại cây dược liệu phổ biến như: cát lâm, đinh lăng, sâm Bố Chính, ba kích, nghệ… Trong đó, diện tích đất canh tác để trồng Sâm Bố Chính chiếm khoảng 10ha.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Ba thập kỷ qua, Phú Thái đã trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Với phương châm “Khát vọng lớn - Hợp lực thành công”, chiến lược “Phú Thái 2033 - Future Ready” thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Phú Thái trong việc nâng tầm năng lực cạnh tranh, kiến tạo hệ sinh thái doanh nghiệp thịnh vượng và chủ động dẫn dắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế số, hội nhập toàn cầu.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 4 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.