Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “chiếc cầu nối” ở bản làng

PV - 10:44, 20/06/2018

Những năm qua, Người có uy tín, già làng, trưởng bản trong cộng đồng người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh biên giới; xóa đói giảm nghèo; đẩy lùi hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa…

Đẩy lùi hủ tục, xua tan nghèo đói

Là một trong những Người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở thôn Pa Roi, xã A Dơi, nhiều năm qua ông Pả Lăng, 76 tuổi luôn phát huy sự gương mẫu, tính tiên phong trong phát triển kinh tế, đẩy lùi hủ tục lạc hậu tại bản làng. Trong căn nhà sàn khang trang nằm gần cuối bản, Pả Lăng vừa chăm cháu vừa tranh thủ xem thời sự trên chiếc ti vi đời mới. Ông bảo: “Mình phải nắm bắt đầy đủ các thông tin hàng ngày, biết được cái tốt, cái chưa tốt, mô hình hay để tuyên truyền, vận động cho dân bản”.

Già làng Hồ Lua (người cho cá ăn) ở xã A Dơi, giới thiệu về mô hình nuôi cá nước ngọt cho mọi người thăm quan học tập. Già làng Hồ Lua (người cho cá ăn) ở xã A Dơi, giới thiệu về mô hình nuôi cá nước ngọt cho mọi người thăm quan học tập.

Cách đây khoảng 22 năm, Pả Lăng cùng một số người tại địa phương đã vận động 23 hộ dân bản vượt 10km rời bản cũ sát sông Sê Pôn vốn có địa hình, khí hậu khắc nghiệt, đời sống khó khăn ra lập bản mới nơi vùng đất bằng phẳng, màu mỡ, gần suối và đường lớn ở trung tâm thôn Pa Roi. Tại nơi ở mới, ông cùng dân bản cần mẫn gây dựng cuộc sống mới ấm no. Ông Pả Lăng bảo rằng, để bà con dân bản từ bỏ cung cách canh tác du canh, du cư theo lối cũ “phát, đốt, cốt, trỉa” từ bao đời không hề dễ dàng. Tập tục canh tác lạc hậu ấy không chỉ làm mất rừng mà cuộc sống của bà con cũng chẳng thoát được đói nghèo.

Để dân bản nghe, nhìn thấy ông Pả Lăng nghĩ phải “miệng nói, tay làm và làm hiệu quả”. Ban đầu ông tự trồng lúa nước có bón phân, dặm tỉa đàng hoàng; rồi ông cải tạo vườn tạp, đất trống đồi trọc trồng bời lời, cao su; làm chuồng nuôi nhốt dê, bò, gia cầm; đào ao thả cá. Nhờ những kiến thức học hỏi từ ti vi, sách báo, tập huấn, ông đã tuân thủ tốt và từng bước thành công với việc làm ăn của mình.

Đến nay, Pả Lăng đã sở hữu 5 ha bời lời đỏ, 1ha lúa nước, 1ha ao nuôi cá, hàng chục con dê, trâu… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mô hình vườn-ao-chuồng kết hợp này, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập từ 250-300 triệu đồng. Việc làm giàu của ông đã được người dân trong xã và các xã lân cận noi theo và chịu khó học hỏi.

Ông cũng nhiệt tình hướng dẫn bà con, hỗ trợ cây-con giống cho các gia đình khó khăn làm ăn để thoát nghèo và vươn lên làm giàu. “Hồi trước gia đình mình cơ cực lắm, loay hoay mãi không biết làm sao để thoát nghèo. Nhờ được sự giúp đỡ tận tình của Pả Lăng, bây giờ mình đã có cái ăn, cái mặc và bắt đầu khá lên. Bọn mình sẽ tiếp tục noi gương sáng của Pả Lăng để làm giàu chính đáng và giúp đỡ lại cho những người khó khăn hơn”, anh Hồ Thanh, 37 tuổi ở thôn Pa Roi, là thành viên của CLB “100 triệu” của nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa phấn khởi nói.

Cầu nối Đảng với dân

Cũng giống như già làng Pả Lăng, ông Hồ Lai, 66 tuổi ở bản Ta Nua, xã Xy là Người có uy tín, làm ăn giỏi của bản. Từ đôi bàn tay trắng, ông chịu khó học hỏi, miệt mài lao động và đã từng bước tạo dựng cơ ngơi đáng mơ ước nơi bản nghèo Ta Nua. Ngoài 7ha bời lời, keo lai đã cho khai thác, ông còn mạnh dạn đầu tư mua 1 chiếc xe tải để phục vụ vận chuyển nông sản, gỗ rừng trồng cho bà con tại địa phương, mang lại thu nhập hằng năm cho gia đình trên 100 triệu đồng. Khi kinh tế gia đình đã ổn định, ông hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh…

Những già làng, Người có uy tín như Pả Lăng, Hồ Lai… ở Hướng Hóa thật sự đã trở thành chiếc cầu nối vững chắc giữa Đảng với nhân dân. Từ tấm gương của những “cây cổ thụ” ấy, ngọn lửa nhiệt huyết, những cách làm hay đã được trao truyền sang những cán bộ trẻ để tiếp tục cống hiến cho bản làng.

Là thế hệ những cán bộ trẻ tuổi, Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Hồ Thị Tê đã luôn bám sát cơ sở, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, của dân bản để thực hiện nhiệm vụ của mình. Mình phải thấu hiểu tâm tư của hội viên thì từ đó mới có cách tuyên truyền, vận động phù hợp.

Trên cơ sở tranh thủ những chính sách hỗ trợ của hội cấp trên, chị Tê đã tích cực vận động chị em phụ nữ xây dựng, phát triển những mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp, hiệu quả để từng bước giúp chị em vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, chị còn năng động, tích cực phối hợp với các đoàn thể tổ chức tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao vị thế của người phụ nữ miền núi trong gia đình, xã hội… từ đó tạo được sự tự tin, khơi dậy khát vọng khẳng định mình trong chị em người dân tộc thiểu số.

Hiện nay, đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa có 57 người.

Ông Trần Đức Trung, Chủ tịch MTTQVN huyện Hướng Hóa khẳng định: Già làng, trưởng bản, những Người có uy tín có vai trò, vị thế rất lớn trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa. Họ đã và đang đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa nói riêng, của tỉnh Quảng Trị nói chung.

ĐỨC VIỆT

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 4 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Thời sự - Hồng Phúc - 8 phút trước
Ngày 8/12, tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam phối hợp cùng với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ”.
Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho 3 Thượng tướng

Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho 3 Thượng tướng

Tin tức - Ngọc Thu - 14 phút trước
Ngày 8/12, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Quân đoàn 3 (Quân đội Nhân dân Việt Nam) đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đối với các đồng chí: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và Thượng tướng Vũ Lăng.
Từng bước cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

Từng bước cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

Thời sự - Hoàng Quý - 21 phút trước
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các bộ, ngành địa phương tại các điểm cầu.
Gia Lai: HĐND tỉnh khóa XII thông qua 28 Nghị quyết quan trọng

Gia Lai: HĐND tỉnh khóa XII thông qua 28 Nghị quyết quan trọng

Tin tức - Ngọc Thu - 23 phút trước
Sau 3 ngày (từ ngày 6/12 - 8/12) làm việc tích cực, với nhiều thảo luận, kiến nghị, đề xuất, các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã biểu quyết thông qua 28 nghị quyết quan trọng.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Người có uy tín giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Người có uy tín giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Người có uy tín với cộng đồng - Hà Linh - Minh Thu - 28 phút trước
Những năm gần đây, trình độ dân trí, đời sống của đồng bào DTTS ở các địa phương vùng cao Hà Giang ngày càng được cải thiện. Trong thành tích chung đó, Người có uy tín được khẳng định là một trong những lực lượng nòng cốt, là "cầu nối" quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Kinh tế - Hòa Bình - 1 giờ trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là một trong những mô hình kinh tế tập thể quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên ở Gia Lai, thành phần kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập trong hoạt động.
Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 8/12, đồng bào người Co, xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), tưng bừng mừng Tết Ngã rạ. Một năm người Co có 3 ngày Tết lớn, đầu tiên là Tết Độc lập vào dịp Quốc khánh, đến tháng 10 Âm lịch kết thúc mùa lúa là Tết Ngã rạ và Tết Nguyên Đán đầu năm mới.
Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của đồng bào Chăm Hroi huyện Vân Canh. Đây là một các nội dung trọng tâm của Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trong năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025).