Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều chỉ số dự báo giá điện sẽ tăng

Sỹ Hào - 09:15, 04/04/2024

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa được cho phép rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến nguồn nước ở các hồ thủy điện xuống thấp; giá xăng dầu, than tăng;... thì dự báo giá điện sẽ tăng, kéo theo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng cao.

Nhiều chỉ số dự báo giá điện sẽ tăng
Sau những lần điều chỉnh gần đây, giá điện chỉ tăng, không giảm. (Ảnh minh họa)


Ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.

Một điểm đáng chú ý là, Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg cho phép EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. So với trước đây thì thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã được rút ngắn.

Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Lần gần đây nhất EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là ngày 9/11/2023, theo Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 8/11/2023 của đơn vị này. Sau khi điều chỉnh, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân trước thời điểm ngày 9/11/2023.

Giá thành điện của chúng ta chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả nguồn thuỷ điện cũng là tài nguyên. Trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt, giá thành chỉ có tăng, không có chuyện xuống.
Ông Nguyễn Anh Tuấn
Tổng Giám đốc EVN

Chiếu theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg thì dự kiến, EVN sẽ được phép điều chỉnh giá điện trong trung tuần tháng 5/2024 (06 tháng kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất). 

Sau khi Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg có hiệu lực (ngày 15/5/2024), EVN có thể tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong tháng 8/2024 (tối thiểu 3 tháng kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất).

Nhiều chỉ số cho thấy, giá điện bán lẻ bình quân trong lần điều chỉnh tới đây sẽ tiếp tục tăng chứ không giảm. Ngay trong năm 2023, với 02 lần điều chỉnh, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng tổng cộng 7,5% so với trước khi chưa điều chỉnh.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm 2024 khả năng nhiều đợt nắng nóng hơn và cường độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng tại khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì ở miền Đông và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền Tây từ cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 5. Trong tháng 7 - 8 cần đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

Vì vậy, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở các hồ thủy điện được dự báo sẽ gay gắt hơn trong năm 2023. Thuỷ điện là năng lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn cung ứng điện của cả nước, với sản lượng hằng năm đạt 35% hoặc cao hơn. Nhưng trong năm 2023, do hạn hán, nhiều hồ thuỷ điện về mực nước chết, nên sản lượng của nguồn thuỷ điện chỉ đạt 28,4%.

Nhiều chỉ số dự báo giá điện sẽ tăng 2
Năm 2023, do hạn hán, nhiều hồ thuỷ điện về mực nước chết, nên sản lượng của nguồn thuỷ điện chỉ đạt 28,4%. (Trong ảnh: Tháng 6/2023, lòng hồ thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An chỉ cao hơn mực nước chết tầm hơn 1m)

Cùng với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thủy điện thì việc nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao, có thể khiến EVN điều chỉnh giá điện.

Riêng mặt hàng xăng, từ đầu năm đến nay, liên Bộ: Công thương – Tài chính đã 13 lần điều chỉnh giá bán. Trong ngày 4/4/2024, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh lần thứ 14, theo hướng tăng lần thứ 3 liên tiếp, “cán mốc” 25 nghìn đồng/lít.

Tại buổi công bố tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2024 (ngày 29/3), bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong thời gian tới, mặt bằng giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu có thể biến động mạnh, ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục…

Ngoài ra, vào ngày 1/7, Việt Nam sẽ cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu. Những chỉ số điều chỉnh này sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên.

“Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu, như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas... để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường”, bà Hương khuyến nghị.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, CPI tăng 3,77%. Trong đó, nhiều mặt hàng và giá cả dịch vụ tăng mạnh trong quý, như: Gạo, giá nước dịch vụ, nhóm thuốc và dịch vụ y tế,... Tổng cục Thống kê đưa ra 3 kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù để “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù để “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế -xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị việc thực hiện chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển trích đăng một số ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.
Tin nổi bật trang chủ
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi).
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.
Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam". Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.
Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Pháp luật - Phạm Nguyên - 7 giờ trước
Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2030.