Media -
BDT -
08:29, 09/04/2024 Chôl Chnăm Thmây là tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Trong tiếng Khmer, “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là “Năm Mới”. Tết Chôl Chnăm Thmây thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch hằng năm, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian.
Vận động viên người Khmer Unh Ra quê ở xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhưng đã “bén duyên” với mảnh đất Tây Ninh. Được rèn luyện và trở thành vận động viên tiêu biểu của đội tuyển điền kinh tỉnh Tây Ninh, vận động viên Unh Ra đã góp phần đáng kể vào sự phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh trong những năm qua.
Ngày 13/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp mặt chức sắc, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Hoạt động này nhằm chuẩn bị cho Đại hội Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ngày 10/7, Lễ dâng y tắm mưa theo truyền thống Phật giáo Nam Tông sẽ được tổ chức tại quần thể chùa Khmer, đây là một trong hoạt động tháng 7 với chủ đề “Làng với tuổi thơ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Thể thao -
Nguyễn Hoa -
09:26, 24/04/2022 Ngày 23/4, tại sông Bến Nhứt (huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang) diễn ra Giải bơi đua võ máy Composite huyện Giồng Riềng lần thứ VIII. Đây là hoạt động thể thao chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2022) và Ngày quốc tế lao động (01/5).
Sắc màu 54 -
Phương Nghi – Phi Yến -
09:41, 21/03/2022 Người Khmer có một di sản văn hóa độc đáo là các điệu múa. Nghệ thuật múa của người Khmer hội tụ cả tài năng, tri thức sáng tạo, những bản sắc, những giá trị văn hóa, xã hội và giá trị thẩm mĩ của cộng đồng. Múa đã trở thành nét đẹp văn hóa, “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của bà con Khmer.
"Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định.
Kinh tế -
Song Vy -
07:19, 25/12/2022 Từ những việc làm cụ thể, mang lại hiệu quả cao của đội ngũ đảng viên người dân tộc Khmer ở cơ sở đã khẳng định, đảng viên là trung tâm đoàn kết, luôn đi đầu trong vận động đồng bào thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Đảng viên Lâm Keo Chành Đi ở ấp Prây Chóp B, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một minh chứng.
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, sau gần 30 năm thành lập, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS.
Sắc màu 54 -
Cao Long-Hạnh Nguyên -
14:40, 06/04/2022 Trong đám cưới của người Khmer, ngày cưới thứ 2 (ngày cuối cùng của lễ cưới) được bắt đầu với lễ đón giờ tốt - còn được gọi là lễ lạy mặt trời. Lễ được tổ chức trước sân nhà hướng về phía mặt trời mọc. Người Khmer quan niệm rằng, đây là giờ linh thiêng, là thời điểm xua tan bóng tối, bắt đầu một ngày mới tươi sáng, an lành.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa “Nghệ thuật nhạc trống lớn của dân tộc Khmer ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong đời sống tinh thần của người Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, dàn nhạc Ngũ âm được đồng bào xem là tài sản văn hóa quý báu, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp diễn ra lễ hội, tết cổ truyền của đồng bào Khmer.
Trung vệ người Khmer Chương Thị Kiều cùng các đồng đội của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang tập trung tại Hà Nội và bước vào giai đoạn chuẩn bị gấp rút cho vòng loại Giải bóng đá nữ vô địch châu Á (Asian Cup) 2022, diễn ra vào cuối tháng 9 tới.
Ẩm thực -
Nga Anh (T/h) -
16:09, 16/07/2021 Ka tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Đây là thức quà đặc biệt chứa đựng cả tình đất và người An Giang.
Ngày 31/3, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường đã ký ban hành Thông báo số 15/TB-UBND về việc nghỉ đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022.
Tối 20/10, Công an thị Tân Uyên (Bình Dương) đã tổ chức đi thăm hỏi, nắm tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở các khu nhà trọ, gặp gỡ tuyên truyền các phương thức thủ đoạn tội phạm nổi lên sau mùa dịch cho đồng bào DTTS tạm trú tại phường Khánh Bình và phường Hội Nghĩa, thuộc thị xã Tân Uyên.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại đó chính là Kinh Phật.
Vừa qua, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND H.Lộc Ninh tổ chức công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi là lễ hội Phá Bàu) của người Khmer trên địa bàn tỉnh.