Nhiều năm qua, ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên biển, cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đóng quân trên khu vực Tây Nam bộ còn tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân. Từ đó, người dân yên tâm vươn khơi bám biển, chung tay bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có có 4.298 tàu cá/16.490 ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển. Trong đó, có 573 tàu cá công suất máy 90CV trở lên với 6.839 lao động và có 192 tàu công suất 300CV trở lên.
Theo Quyết định 47/2016/QĐ-TTg (QĐ 47) của Chính phủ về thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá, các chủ tàu sẽ được hưởng mức hỗ trợ từ 15% đến 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu. Tuy nhiên, đến nay các chủ tàu ở Bình Định vẫn chưa nhận được hỗ trợ.
Để giúp ngư dân hạn chế thấp nhất những rủi ro, tai nạn, những năm qua, người lính Biên phòng ở nhiều địa phương trên vùng biển Tây Nam đã luôn có mặt kịp thời, sát cánh giúp đỡ ngư dân vượt qua thiên tai, lũ bão...
Chiều (16/5), đến thăm Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị, 2 trong 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự cố môi trường biển cách đây 2 năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi đời sống bà con, “tiêu thụ sản phẩm” mà ngư dân vừa đánh bắt về.
Chịu bao mất mát trong những lần đổi thay của thời tiết, những bão tố và cuồng phong nhưng hàng vạn ngư dân lâu đời ven biển miền Trung vẫn bám trụ với nghề đi biển, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên biển với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn, sản lượng nuôi trồng ổn định hơn.
Năm 2018 tỉnh Quảng Trị mở 13 lớp đào tạo nghề cho gần 450 ngư dân với tổng kinh phí hỗ trợ trên 2,6 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, tại các huyện ven biển Quảng trị, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động đi biển. Đây là thực trạng không chỉ khiến ngư dân lo lắng mà chính quyền cũng rất khó khăn trong việc tìm giải pháp tháo gỡ...
Mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam đưa ra số liệu đáng kinh ngạc: Trong 5 năm qua, đã có 83 loài hải sản không còn bắt gặp ở vùng biển Việt Nam so với giai đoạn trước đó; nhóm hải sản tầng đáy giảm tới 42% trữ lượng, tổn thất sau thu hoạch hải sản ở mức 15-25%.
Hiện đang là mùa đánh bắt hải sản nhưng hàng trăm con tàu của ngư dân xã Hải Thanh, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa đang phải nằm bờ hoặc “chết” trên đáy biển cạn.
Xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn, tạo đột phá giảm nghèo cho hàng ngàn người dân ở các xóm chài, các vùng bãi ngang, vùng khó khăn nên tỉnh Bình Thuận chú trọng đẩy mạnh đầu tư tàu thuyền, khuyến khích người dân thay đổi tâm lý thụ động lẫn thói quen đánh bắt, chế biến cũ.
Nằm ở cuối xã Vĩnh Lương (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) từ lâu các xóm chài được người dân gọi là “xóm chống thủy tặc”. Bởi, trong các xóm quy tụ được nhiều quân nhân xuất ngũ và cựu chiến binh; đồng thời, cũng là những ngư dân dày dạn. Họ đều là những người tự nguyện đứng ra ngăn chặn các kẻ xấu, bảo vệ tài nguyên biển.