Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người phụ nữ dân tộc Sán Dìu thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi dê

Hà Anh - 16:05, 15/09/2023

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo xóm Cầu Đá, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chị Trương Thị Tư (sinh năm 1982), dân tộc Sán Dìu đã chứng kiến những vất vả, khó khăn mưu sinh của bà con dân tộc, miền núi. Chính vì thế, từ lâu chị đã ấp ủ khát khao vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của chị Trương Thị Tư tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của chị Trương Thị Tư tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Tân Lợi là xã miển núi, nằm cách trung tâm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 20km, gồm 6 dân tộc chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 70%. Chính vì vậy, kinh tế của bà con phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.

Ngay như gia đình chị Tư trước đây, kinh tế chỉ dựa vào 2 vụ lúa xen canh 1 vụ rau màu, nên đủ ăn đã là may chứ chưa dám nghĩ đến có “của ăn của để”. Vì thế, chị luôn mang trong mình khao khát đổi đời, vượt lên cái khó.

Sau nhiều năm tìm tòi, trăn trở nghĩ cách phát triển kinh tế gia đình, năm 2018, qua tìm hiểu trên sách báo và tham gia một số lớp tập huấn, gia đình chị Tư quyết định đầu tư triển khai mô hình nuôi dê theo hướng chăn nuôi khép kín và sản xuất các sản phẩm từ thịt dê.

Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và người thân, gia đình chị vay mượn được số vốn ban đầu gần 600 triệu đồng. Chị Tư mạnh dạn đầu tư 1 chuồng nuôi dê với số lượng 100 con.

Thời gian đầu, do chưa biết cách chăm sóc dê nên gia đình còn bỡ ngỡ. Sau quen dần, chị Tư nhận thấy việc chăm sóc đàn dê tương đối đơn giản, lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn như cỏ, lá cây rừng...

Để có thêm nguồn thức ăn cho dê, gia đình chị trồng 2 mẫu cỏ voi. Vườn cỏ voi rộng, dê ăn không hết, vợ chồng chị bàn bạc và quyết định nuôi thêm dê giống.

Nhờ tính chịu thương, chịu khó, chủ động tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, từ 100 con dê ban đầu, gia đình chị Tư đã phát triển tổng đàn lên tới 700-800 con vào thời điểm cao nhất. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi 500-600 triệu đồng. Gia đình chị trở thành một trong những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trong vùng đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xóm Cầu Đá, xã Tân Lợi.

Từ năm 2022 trở lại đây, do suy thoái kinh tế khiến cho sức tiêu thụ không cao nên gia đình chị nuôi duy trì khoảng 200 con dê.

Thời điểm cao nhất, gia đình chị Tư đã phát triển tổng đàn dê lên tới 700-800 con
Thời điểm cao nhất, gia đình chị Tư đã phát triển tổng đàn dê lên tới 700-800 con

Chị Tư chia sẻ: Nuôi dê khá tiện lợi, ít công chăm sóc, nhất là ở thời điểm hiện nay, khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, mô hình nuôi dê nhốt chuồng cho thấy hiệu quả vượt trội. Bởi nguồn thức ăn chủ yếu của dê là cây cỏ, cám chỉ là đồ ăn dặm thêm.

Ngoài ra, theo chị Tư, mô hình nuôi dê khá thích hợp tại địa phương, bởi không tốn diện tích, không cần nhiều công làm, phù hợp với những người lớn tuổi. Với giá bán luôn ổn định ở mức 120-140 nghìn đồng/kg, bình quân 1 con dê xuất chuồng, nông dân thu lợi nhuận trên 1 triệu đồng, cao gấp đôi so với nuôi lợn.

Khi đã thành công, chị Tư còn nhiệt tình truyền dạy kinh nghiệm nuôi dê cho bà con trong thôn, bản. Theo chia sẻ của chị: Để dê sinh trưởng và phát triển tốt, khâu quan trọng nhất là cần lựa chọn con giống chất lượng tốt. Bên cạnh đó, làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, chuồng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tránh nắng nóng, gió lùa và đảm bảo nguồn thức ăn thường xuyên cho vật nuôi.

Thực tế những năm qua, tại xã Tân Lợi, từ mô hình của chị Tư đã góp phần lan toả tinh thần thoát nghèo cho bà con DTTS, rất nhiều mô hình chuyển đổi chăn nuôi đã ra đời. Nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế ở xã Tân Lợi, nên tổng đàn dê của địa phương ngày càng được mở rộng.

Bà Bùi Thị Tĩnh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tân Lợi chia sẻ: Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh và thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi.

“Từ mô hình chăn nuôi dê giống và các sản phẩm từ thịt dê của gia đình chị Trương Thị Tư, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng đồng bào DTTS để chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, cũng như tiếp tục tăng đàn, xây dựng các hợp tác xã chăn nuôi dê, chú trọng sơ chế thịt dê để phục vụ người tiêu dùng, cũng như nâng giá trị sản phẩm...”, bà Bùi Thị Tĩnh cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.
Tin nổi bật trang chủ
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thời sự - PV - 20:10, 16/03/2025
Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.