Nuôi dê là mô hình đã phát triển ở nước ta từ lâu nhưng đa số chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. Vì vậy, số lượng đàn dê tăng trưởng chậm, không đạt hiệu quả kinh tế. Để nuôi dê hiệu quả mang lại năng suất cao, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi dê cơ bản cho người mới bắt đầu sau đây.
Kinh tế -
Giang Lam -
21:19, 14/08/2024 Con dê bén duyên với mảnh đất Thượng Giáp, huyện Na Hang (Tuyên Quang) cũng thật tình cờ. Lúc đầu chỉ là vài hộ dân mua dê về nuôi để tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây rừng thấp mọc trên các triền đồi, khe núi. Dần dà, đàn dê cứ thế tăng nhanh về số lượng. Bà con kể, con dê nuôi ở Thượng Giáp lớn nhanh và nhanh sinh sản hơn nuôi dê ở nơi khác.
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị).
Kinh tế -
Phạm Văn Phú -
14:31, 08/10/2021 Mô hình liên kết nuôi dê theo hướng hàng hóa của gia đình anh Triệu Chòi Lụa, dân tộc Dao ở thôn Tân Minh, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) mỗi năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng, trừ chi phí, lãi đạt gần 300 triệu đồng.
Từ những tháng cuối năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang đau đầu vì giá thu mua dê hơi xuống thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Thậm chí dê cái giống không có ai mua khiến không ít hộ nuôi dê trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo xóm Cầu Đá, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chị Trương Thị Tư (sinh năm 1982), dân tộc Sán Dìu đã chứng kiến những vất vả, khó khăn mưu sinh của bà con dân tộc, miền núi. Chính vì thế, từ lâu chị đã ấp ủ khát khao vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.