Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện nuôi dê ở Thượng Giáp

Giang Lam - 21:19, 14/08/2024

Con dê bén duyên với mảnh đất Thượng Giáp, huyện Na Hang (Tuyên Quang) cũng thật tình cờ. Lúc đầu chỉ là vài hộ dân mua dê về nuôi để tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây rừng thấp mọc trên các triền đồi, khe núi. Dần dà, đàn dê cứ thế tăng nhanh về số lượng. Bà con kể, con dê nuôi ở Thượng Giáp lớn nhanh và nhanh sinh sản hơn nuôi dê ở nơi khác.

Anh Vi Văn Thiên, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp (Na Hang) chăm sóc dê.
Anh Vi Văn Thiên (người bên trái ảnh) thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp (Na Hang) chăm sóc dê

Người trẻ khởi nghiệp

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dê của anh Vi Văn Thiên, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp. Chưa đầy 30 tuổi nhưng anh Thiên được mệnh danh là “triệu phú trẻ” và là người có đàn dê nhiều nhất xã với gần 60 con. Trong căn chòi nhỏ được dựng khá kiên cố với những hàng hoa mười giờ khoe sắc được trồng trong các đoạn bương vầu, anh Thiên hồ hởi chia sẻ, nhiều người bảo “giàu nuôi chó, khó nuôi dê...”, hành trình của anh đầy chông gai, thử thách.

Anh Thiên bồi hồi, đầu năm 2023, anh trở về quê hương sau vài năm đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, nhận thấy nơi đây có phong phú nguồn thức ăn, anh đầu tư 27 triệu đồng để mua 8 con dê về nuôi sinh sản. Đàn dê được chăm sóc cẩn thận, lớn nhanh, đến tháng 11 năm đó, anh đã có 15 con dê và bắt đầu có thu nhập 20 triệu đồng.

Đầu tháng 12, anh Thiên mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn 120 của Trung ương Đoàn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Anh đầu tư mua thêm 30 con dê cái về để nhân đàn, cải tạo chuồng trại và mua thêm dê đực để nuôi theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo. Anh Thiên nhớ lại, nuôi tập trung không có sự kiểm soát về dịch bệnh ở khâu đầu vào thực sự là cách làm sai lầm, sau chưa đầy 1 tháng, đàn dê mắc bệnh tụ huyết trùng, hao hụt mất 14 con cả đàn cũ và đàn mới nhập về.

Anh Vi Văn Kim, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh Vi Văn Kim, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang "giới thiệu" một con dê của gia đình.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, dịp Tết Nguyên đán năm 2024, cả ngày anh Thiên chỉ ở trong chuồng dê để xử lý bệnh viêm phổi, cố gắng mãi cuối cùng cũng không cứu được 1 con dê mẹ đang chuẩn bị sinh sản. Anh nói đầy chua xót, vừa khởi nghiệp đã gặp mất mát quá lớn...

Mãi đến tháng 1 năm nay, khi đợt dịch qua đi, anh Thiên chuyển hướng di dời đàn dê sinh sản ra ở một phân khu riêng. Đàn dê nuôi vỗ béo được nuôi ở một phân khu cách đó chừng 500m, việc phân chia khu vực, chăm sóc tuy hơi vất vả nhưng hạn chế các bệnh liên quan đến hô hấp, lở mồm long móng, các bệnh truyền nhiễm...

Nuôi dê tuy không kén thức ăn, nhưng toàn bộ phải sạch từ nước uống đến nguyên liệu chế biến. Nhìn đàn dê phổng phao từng ngày, tốc độ nhân đàn tăng nhanh, anh Thiên vui lắm. Để tiện kiểm soát đàn dê, anh Thiên còn cẩn thận ghi vào sổ từng con sinh ngày nào, nhập về ngày nào để theo dõi. Theo dự tính, cuối năm 2024, anh sẽ bán khoảng 40 con dê thịt, ước thu về khoảng 70 triệu đồng. Nếu quá trình chăn nuôi thuận lợi, đầu năm 2025, anh Thiên sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền đã vay từ nguồn vốn 120 của Trung ương Đoàn để chuyển giao cho các đoàn viên khác có cơ hội vươn lên làm kinh tế.

Tạo thành phong trào

Mô hình nuôi dê vỗ béo của anh Vi Văn Thiên, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang.
Mô hình nuôi dê vỗ béo của anh Vi Văn Thiên, thôn Nà Thài, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang

Chủ tịch UBND xã Thượng Giáp (huyện Na Hang) Nguyễn Văn Hằng là người khá tâm huyết với nuôi dê. Anh say sưa nói về tiềm năng và định hướng xây dựng thương hiệu dê Thượng Giáp trong tương lai. Toàn xã hiện có 700 con dê, tập trung tại 3/6 thôn của xã gồm Nà Thài, Bản Cưởm, Nặm Cằm. Gần như gia đình nào cũng nuôi dê, với đầu ra ổn định khoảng 100.000 đồng/kg, nuôi dê đang thực sự là hướng đi mới cho các hộ dân thoát nghèo bền vững.

Trong căn nhà cấp 4 xây kiên cố ở ngay đầu thôn Nà Thài, anh Vi Văn Kim được mệnh danh là “lão làng” trong nghề nuôi dê. Khuôn mặt đen nhẻm, đôi bàn tay chai sạn dạn dày sương gió, anh Kim tự hào, anh nuôi dê từ năm 19 tuổi và đến giờ đã được 25 năm. Khoảng những năm 2010, bãi chăn thả dần bị thu hẹp, anh ngậm ngùi bán gần hết đàn dê gần 50 con và chuyển hướng nuôi trâu. Mới đây, năm 2021, anh Kim đầu tư 40 triệu đồng để mua 20 con dê về nuôi tái đàn và đến giữa năm 2023 anh đã hoàn vốn, có lãi gần 30 con dê hiện tại. Anh cho biết, hiện tại anh cũng là người giữ được nhiều bài thuốc chữa các bệnh lở mồm long móng, chướng hơi của dê bằng các loại lá cây rừng. Với anh, chăn dê thực sự là công việc rất nhàn và hiệu quả.

Đàn dê của gia đình bà Triệu Thị Yên, thôn Bản Vịt, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang.
Đàn dê của gia đình bà Triệu Thị Yên, thôn Bản Vịt, xã Thượng Giáp, huyện Na Hang

Gia đình anh Nguyễn Văn Khoa, thôn Bản Cưởm hiện đang có mô hình nuôi dê dưới tán rừng cho thu nhập cao. Cuối năm 2021, anh Khoa quyết định “thanh lý” toàn bộ đàn lợn, cải tạo và gia cố chuồng trại trước đó, đầu tư 17 triệu đồng mua 10 con dê về nuôi. Với nguồn thức ăn sẵn có và dồi dào dưới tán rừng, được vận động nên đàn dê tăng nhanh về số lượng và giảm nhiều chi phí chăm sóc. Năm 2023, anh Khoa bán lứa dê đầu tiên, thu được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh dồn toàn bộ vốn mua thêm dê cái sinh sản, đến nay trong gia đình có khoảng 30 con dê thương phẩm, trọng lượng từ 20 - 30kg, anh nhẩm tính cuối năm nay sẽ bán khoảng 5 tạ dê, thu về 50 triệu đồng.

Đang tất bật chăn đàn dê 12 con của gia đình, bà Triệu Thị Yên, thôn Bản Vịt năm nay vui lắm. Bà chia sẻ, tháng 3 năm nay, bà được hỗ trợ 10 con dê giống từ Chương trình nuôi dê sinh sản do UBND xã triển khai. Đầu tháng 7, đàn dê đã đẻ thêm được 2 dê con. Bà quả quyết, gia đình giữ lại toàn bộ đàn dê để nhân đàn, chăm sóc thật cẩn thận và quyết tâm thoát nghèo vào năm 2025.

Thương lái tìm đến Thượng Giáp để mua dê nhiều hơn.
Thương lái tìm đến Thượng Giáp để mua dê nhiều hơn

Trong xã Thượng Giáp hiện có nhiều hộ dân đã khấm khá từ nuôi dê, điển hình như gia đình anh La Văn Hùng, anh Nguyễn Văn Tính, thôn Nặm Cằm; anh Nguyễn Văn Đội, thôn Bản Cưởm; anh Hoàng Văn Thu, thôn Nà Thài… Các gia đình đều có trên 50 con dê cái sinh sản và dê thịt, thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.

Rời xã Thượng Giáp lúc trời nhá nhem tối, chúng tôi thấy từng đoàn xe của thương lái từ tận dưới xuôi lên đây thu mua dê. Người dân Thượng Giáp kháo nhau, ai cũng khen dê nuôi ở mảnh đất “sơn cùng thủy tận” có chất lượng thịt tốt hơn nhiều nơi khác, thực khách chỉ cần thưởng thức một lần ai cũng tấm tắc khen ngon.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Sắc màu 54 - Tạ Đức Hạnh - 1 giờ trước
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Kinh tế - Bảo Anh - 2 giờ trước
Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị)
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Pháp luật - Kim Thu - 2 giờ trước
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2

Tin tức - Như Tâm - 20:49, 22/10/2024
Chiều 22/10, Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai đã diễn ra với Lễ đón chính thức Đoàn đại biểu Lào tại Cửa khẩu Loóng Sập, đến huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để cùng tham gia các hoạt động giao lưu.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt gần 8 nghìn tỷ đồng

Đắk Lắk: Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt gần 8 nghìn tỷ đồng

Tin tức - Phương Linh - 20:32, 22/10/2024
Sáng 21/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban đại diện HĐQT NCSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.
Ủy ban Dân tộc: Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Trà Vinh

Ủy ban Dân tộc: Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Trà Vinh

Người có uy tín - Hồng Phúc - 20:30, 22/10/2024
Chiều 22/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Media - BDT - 20:00, 22/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Tìm thấy thi thể cháu bé mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản trên biển

Kiên Giang: Tìm thấy thi thể cháu bé mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản trên biển

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 18:39, 22/10/2024
Ngày 22/10, Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân trong vụ mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản ở vùng biển huyện Hòn Đất.
Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Tin tức - Ngọc Chí - 17:40, 22/10/2024
Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Hội thi sáng kiến truyền thông về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024.