Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum làm “công nghiệp không khói"

Phạm Tiến - 07:15, 12/11/2023

Ngược đường 10 lối rẽ vào đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Tây để lên bản biên giới Ho Rum (xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) vào một ngày đầu thu. Vừa tới bản, bà chủ Homestay người Bru-Vân Kiều Hồ Thị Son hồ hởi: “Dưới xuôi có nhà máy may, nhà máy gỗ…. bản em giờ cũng phải làm công nghiệp chứ, nhưng là "công nghiệp không khói” anh ạ.

(Bài kế hoạch ngày 17/9)Người Bru-Vân Kiều Làm “công nghiệp” không khói ở Ho Rum
Chị Hồ Thị Son- Chủ Homestay Son hướng dẫn du khách nướng gà theo truyền thống của người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum

Ho Rum - Một ngôi làng đặc biệt

Cách khoe dí dỏm và hài hước về ngành “công nghiệp” không khói ở bản Ho Rum của chị Hồ Thị Son làm tan biến mỏi mệt trong tôi sau hơn 2 giờ chạy xe. Xuất phát từ sáng sớm nên khi đến Ho Rum, con gà rừng lạc giờ vẫn gáy te te trong rừng già. Đang mùa thu, những cánh rừng phía sau Ho Rum biêng biếc xanh. Đảo mắt một lượt, Ho Rum đúng là một bức tranh sơn thủy mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Bru-Vân Kiều.

Bản Ho Rum thuộc xã Kim Thủy, Lệ Thủy (Quảng Bình). Toàn bản nằm tựa lưng vào những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn hùng Vĩ. Trước mặt Ho Rum là thượng nguồn dòng sông Long Đại trong xanh hiền hòa chảy. Khuất sau những cánh rừng già bạt ngàn là thắng cảnh khe nước trong; là thác dương cầm. 

Để đến được những danh thắng này, là một hành trình trải nghiệm thú vị. Theo thông tin từ Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu thì, khe nước trong nằm trong khu vực rừng thường xanh trên núi đất thấp, khu vực này có hệ động thực vật đa dạng phong phú, tỷ lệ che phủ của rừng lên đến 99%.

(Bài kế hoạch ngày 17/9)Người Bru-Vân Kiều Làm “công nghiệp” không khói ở Ho Rum 1
Thác Dương Cầm, điểm nhấn trong làng du lịch cộng đồng Ho Rum

Khác với khe nước trong, thác dương cầm lại là một trải nghiệm có phần mạo hiểm. Nằm ở độ cao gần 700m so với mực nước biển, để đến được với thác dương cầm, bạn cần trải qua nhiều thác nhỏ trong khu vực rừng phòng hộ Động Châu bao la. Tất nhiên, vẫn đề an toàn cho bản thân phải đặt lên hàng đầu, vấn đề này đã có công ty dẫn tour chuyên nghiệp hỗ trợ.

Cùng với cảnh sắc, con người với nét văn hóa và ẩm thực đặc trưng ở Ho Rum cũng là điều thú vị. Ho Rum có 109 hộ dân, thì cả 109 hộ đều là người đồng bào Bru-Vân Kiều. Trước đây, để vào được Ho Rum phải mất 7h đồng hồ đi bộ. 

Hôm nay, dù đường ô tô đã bon bon về tận bản. Sự thuận lợi về giao thông đi cùng với sự giao lưu, tiếp biến văn hóa. Tuy nhiên đồng bào cũng ý thức rất cao trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Vẫn mâm cơm xa la, vẫn bánh a dơ rồi gà nướng, cá nướng….truyền thống của người Bru-Vân Kiều nếu một lần bạn đến với Ho Rum.

(Bài kế hoạch ngày 17/9)Người Bru-Vân Kiều Làm “công nghiệp” không khói ở Ho Rum 2
Lên với Ho Rum, du khách được trải nghiệm nhiều món ăn đậm đà bản sắc của người Bru-Vân Kiều

Cảnh sắc và văn hóa đậm đà bản sắc đã tạo nên một Ho Rum độc đáo, không thể trộn lẫn với bản làng nào khác. Trong đó, thiên nhiên, núi rừng Trường Sơn đã tạo ra một bức tranh sơn thủy hữu tình, con người ở Ho Rum hiền hòa. Ho Rum hội tụ đầy đủ để phát triển ngành "công nghiệp không khói" để dân bản có cơ hội làm giàu. 

Phát triển “công nghiệp không khói"

Tiền năng về phát triển du lịch ở Ho Rum thì đã có. Thế nhưng đôi chân của người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum chỉ quen với lên rẫy. Đôi tay của đồng bào cũng chỉ quen với trỉa ngô, trồng sắn! Câu chuyện phát triển ngành “công nghiệp không khói" ở Ho Rum, nhất định cần một ngoại lực đủ mạnh.

(Bài kế hoạch ngày 17/9)Người Bru-Vân Kiều Làm “công nghiệp” không khói ở Ho Rum 3
Dịch vụ hướng dẫn du khách làm bánh a dơ cũng mang lại thu nhập cho đồng bào Bru-Vân Kiều ở Ho Rum cải thiện đời sống

 Dấu mốc đáng nhớ cho sự ra đời của ngành “công nghiệp không khói" ở Ho Rum là vào những tháng đầu năm 2022. Khi đó, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã hỗ trợ người dân phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại đây. Theo đó, Tổ chức Helvetas Việt Nam – đơn vị phụ trách các hoạt động phát triển sinh kế của Dự án VFBC đã phối hợp cùng Công ty TNHH Netin Travel tổ chức một chuỗi các hoạt động tư vấn và tập huấn để giúp đồng bào nơi đây có đủ kiến thức và kỹ năng làm du lịch một cách bài bản.

Chia sẻ với Báo dân tộc và Phát triển, chị Hồ Thị Son - chủ Homestay cũng là thành viên tích cực trong làm du lịch ở Ho Rum cho biết: “Lần đầu tiên, dân bản Ho Rum được các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng chế biến và trang trí món ăn, pha chế đồ uống… ngon miệng, đẹp mắt. Bên cạnh đó, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như trang phục, điệu múa lời hát cũng được khai thác để làm du lịch”.

(Bài kế hoạch ngày 17/9)Người Bru-Vân Kiều Làm “công nghiệp” không khói ở Ho Rum 4
Căn nhà của vợ chồng chị Hồ Thị Son giờ đây trở thành Homestay phục vụ du khách khi đến với Ho Rum

Ho Rum có 109 hộ thì cả 109 hộ là đồng bào Bru-Vân Kiều sinh sống. Đời sống đồng bào từ nhiều đời nay là làm rẫy và khai thác nhỏ lẻ lâm sản như lấy măng, hái rau……Thế nhưng từ ngày triển khai mô hình làm du lịch cộng đồng, ở bản đã có 30 hộ đồng bào tham gia vào ngành “công nghiệp” không khói. Đến nay ở Ho Rum đã có 2 Homestay với sức chứa khoảng 30 người lưu trú. Cùng với đó, hàng chục lao động là người đồng bào có việc làm ổn định thông qua các dịch vụ bổ trợ như dẫn đoàn, nấu ăn, hướng dẫn du khách làm bánh, dịch vụ ngâm chân. Trung bình mỗi lao động có thù lao khoảng 300 ngàn đồng/ngày làm việc.

Theo số liệu tổng kết 6 tháng đầu năm 2023, Ho Rum đã đón 150 khách, trong đó phần lớn là khách nước ngoài, lưu trú dài ngày. Còn cả năm 2022, dù là năm đầu triển khai nhưng Ho Rum đón gần 200 khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Còn lượng khách đến tham quan, sử dụng các dịch vụ như ngâm chân, ăn uống nhưng không lưu trú thì chưa tổng hợp. Điều đặc biệt là khách đến với Ho Rum thường là khách lưu trú dài ngày, trung bình 3 ngày/ lượt khách. Chính đặc thù về địa lý, văn hóa và cả ẩm thực đã đem đến cho du khách mong muốn trải nghiệm dài ngày.

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Kim Thủy cho biết: “Từ khi làm du lịch, bà con Bru-Vân Kiều ở bản Ho Rum đã có nhiều thay đổi. Kinh tế, đời sống nhiều hộ gia đình đã trở nên khá hơn. Nổi bật nhất là hộ gia đình chị Hồ Thị Son, anh Hồ Văn Huynh; hộ gia đình anh Hồ Văn Triển, chị Hồ Thi Mỉm làm Homestay trở nên khá giả. Bên cạnh đó, nếp sống và tư tưởng vươn lên làm giàu, làm đẹp bản làng ngày càng rõ ràng”.

Còn rất sớm để nói lên một điều gì lớn lao, nhưng phải nhìn nhận rằng, triển khai xây dựng bản Ho Rum trở thành điểm du lịch cộng đồng là điều hợp lý. Mô hình đã tạo ra sinh kế bền vững giúp người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.