Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ngày Xuân vui chén rượu nồng

A Lăng Ngước - 14:18, 02/02/2022

Chúng tôi ngồi trong moong - nhà sinh hoạt truyền thống của đồng bào Cơ Tu, nhấp chén rượu nồng giữa tiết Xuân se lạnh, thấy ấm áp tình người vùng cao. Những giọt rượu màu sữa được chiết từ buồng trái thân cây tà vạc - một loại cây thuộc họ dừa, mọc tự nhiên trong rừng sâu, mang vị ngọt đậm đặc, thuần khiết.

Đồng bào Cơ Tu vui Xuân bên mâm rượu tà vạc truyền thống
Đồng bào Cơ Tu vui Xuân bên mâm rượu tà vạc truyền thống

Đã rất lâu, chúng tôi mới ngồi lại với nhau, say sưa trong hương men rượu tà vạc. Vài năm “ăn Tết” ở phố, cảm giác nhớ núi cứ dâng trào, làm sống dậy cơn thèm khát được ngồi bên bếp lửa để cùng hàn huyên câu chuyện mới - cũ, nhâm nhi men rượu nồng ấm. Vậy là về. Về với những miền ký ức của riêng mình. Ở đó có câu hát lý của già làng, có đêm hội trống chiêng mừng năm mới, có những món ăn đậm mùi khói bếp, mùi ống tre, và hương thơm phảng phất của rượu tà vạc vừa nồng nàn, dịu ngọt quyến rũ lòng người.

Rượu tà vạc, với người Cơ Tu hay bất kể đồng bào dân tộc thiểu số nào sinh sống dọc dãy Trường Sơn Đông đều có những nét riêng biệt. Vì thế, tà vạc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, trở thành món quà quý giá mà đồng bào dành tặng cho nhau. Già làng Cơlâu Nhấp ở thôn Pơr’ning (xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) nói với tôi rằng, không thể so sánh rượu tà vạc với bất kỳ loại rượu nào khác của đồng bào vùng cao. Bởi, rượu tà vạc là đặc sản thể hiện sự kỳ công, khéo léo của người làm, tạo nên “thương hiệu” riêng có.

Bởi vậy, chỉ có những người am hiểu về nguyên lý sinh trưởng của cây tà vạc, cũng như biết cách “gọt” buồng cây để lấy rượu thì mới có đủ kinh nghiệm để chiết ra từng giọt nước màu trắng đục vừa đủ độ ngọt dịu, vừa có vị chan chát của hương men tự nhiên. Phải mất rất nhiều công đoạn người ta mới tạo ra được rượu tà vạc. Trong đó, công đoạn dùng gỗ cầm tay đập quanh cọng buồng là quan trọng nhất, bởi chỉ cần sơ suất nhỏ có thể khiến cây không cho ra rượu. Sau nhiều lần dùng gỗ đập nhẹ, nước từ mặt cắt của buồng sẽ chảy ra từng giọt nhỏ, người ta dùng can để hứng. Tất cả, hòa quyện vào nhau cho ra đời một loại rượu, được nhiều người ví như “rượu trời” ở miền tây xứ Quảng. “Rượu tà vạc rất hợp với những món thịt xông khói. Ngày tết, có rượu tà vạc để uống, có các món ẩm thực truyền thống để thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn”, già Cơlâu Nhấp tâm sự.

Khi màn đêm dần rơi vào khoảng không tĩnh lặng, cái rét thêm phần buốt giá. Mặc, chúng tôi vẫn ngồi bên nhau, say sưa với bao câu chuyện xuân thì. Trong màn sương núi dày đặc, tôi chếnh choáng cùng men rượu tà vạc, chợt nhớ về những người bạn cũ. Hồi đó, cũng Tết, ngồi đón giao thừa, chúng tôi hòa mình vào cơn say tà vạc, rộn ràng theo nhịp trống trong “bữa cơm chung” của làng, vui đón những cuộc sum vầy góc núi.

Thịt xông khói được người Cơ Tu là món đặc sản đón khách ngày Tết.
Thịt xông khói được người Cơ Tu là món đặc sản đón khách ngày Tết.

Ngày Tết, tôi thường giữ thói quen về thăm quê, một vùng miền núi của huyện Đông Giang (Quảng Nam). Lần nào cũng thế, chỉ vừa đặt chân đến nhà, từ gác bếp đã nghe thoang thoảng mùi hương đặc trưng của thịt xông khói. Ký ức tuổi thơ ùa về. Dường như đã thành lệ, chưa có cái tết nào, trên gác bếp của mẹ lại thiếu vắng những phần thịt xông khói. Mẹ tôi nói, ngay cả khi cuộc sống đã có nhiều đổi khác, nhưng trên mâm cỗ đãi khách ngày tết, bà đều chuẩn bị đủ đầy các món ăn đặc sản của người Cơ Tu, từ bánh sừng trâu (avị cuốt), thịt xông khói (pa’riêng) cho đến rượu nếp than (buôh poh), rượu tà vạc, tr’đin…

Mẹ tôi nói, thịt xông khói bắt nguồn từ nhu cầu dự trữ lương thực của đồng bào miền núi mà ra. Bởi ngày trước, sống giữa rừng, sau những lần săn bắt, có thời điểm người làng không ăn hết thịt, buộc phải trữ lại cho những ngày tiếp theo. Nhưng, muốn trữ thức ăn, cách duy nhất là để trên giàn bếp để hun khói. Từ vài ngày, rồi vài tháng, từng miếng thịt sau khi được hun trên bếp lửa trở nên khô cứng. Đến khi cần dùng, chỉ cần lấy ra rửa sạch, nướng trực tiếp hoặc ngâm sơ qua nước sôi, rồi chế biến thành các món ăn truyền thống theo khẩu vị của từng người. Ngày tết, thịt xông khói thường được mời kèm với rượu tà vạc, tạo nên phong vị xuân vừa độc đáo, mà đầy quyến rũ.

Rượu tà vạc kết hợp với thịt khô xông khói tạo nên hương vị Tết độc đáo của đồng bào Cơ Tu.
Rượu tà vạc kết hợp với thịt khô xông khói tạo nên hương vị Tết độc đáo của đồng bào Cơ Tu.

Năm nay, tôi lại về quê khi công việc chạp mả (críh ping) đã được chuẩn bị đâu vào đó. Trước giờ cúng tổ tiên để “báo cáo”, mẹ tôi lấy ra từ chiếc giỏ được đặt trên cao ở gác bếp những thăn thịt xông khói đã được bà chuẩn bị gần tháng trước. Mẹ tôi nói, ngoài để cúng, phần thịt này bà đặc biệt để dành cho các cháu nội thưởng thức trong dịp Tết cổ truyền, để chúng nó biết về nguồn cội, về món ăn truyền thống của đồng bào Cơ Tu mình. Như một thói quen cũ, tôi ghé vào từng căn bếp của người thân, thấy một vài nhà đã chuẩn bị món đặc sản pa’riêng chờ tết. Người sắm thịt, người chuẩn bị cá, tất cả được phơi khô trên gác bếp của từng hộ gia đình. Có nhà không có giàn bếp, để có không gian “xông thịt”, phải chế ra những chiếc “giàn di động” bằng giỏ xe đạp hoặc đan thành từng tấm bằng tre rồi cột cao ở một góc bếp. Cứ thế, ngày này qua tháng nọ, khói bếp nghi ngút ám lên phần thịt, tỏa mùi thơm khó cưỡng.

Tết, chúng tôi quây quần bên bếp lửa moong, say sưa theo câu hát lý của già làng, cùng thanh âm của nhịp chiêng trống. Dặm dài theo từng câu chuyện của núi, có cả hương say trong chén rượu nồng, và tình người vùng cao ấp áp, cứ thế kéo dài thêm mỗi độ Xuân về…  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Lạc Tánh hôm nay

Về Lạc Tánh hôm nay

Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.