Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Món ngon từ trứng kiến

Hồng Nguyễn - 17:23, 15/08/2021

Trứng kiến được ưa chuộng không chỉ bởi mùi vị thơm lừng béo ngậy của nó, mà còn được biết đến trong việc bồi bổ cho sức khỏe con người bởi trong trứng kiến có những loại protein tốt giúp phục hồi sinh lực, chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh lý, giải độc trong điều trị rắn cắn.

Công đoạn lấy trứng kiến từ tổ
Công đoạn lấy trứng kiến từ tổ

Lên rừng tìm trứng kiến

Núi rừng Tây Yên Tử (thuộc tỉnh Bắc Giang) là nơi có rất nhiều kỳ hoa dị thảo và phong cảnh thật tuyệt vời. Ở đó với những khu rừng nguyên sinh đa dạng. Chúng tôi được tham gia cùng đồng bào địa phương vùng này vào rừng lấy trứng kiến, một nhóm thường có hai, ba người cùng đi để hỗ trợ nhau. Người trèo lên cây chặt, bẻ cành có tổ kiến, người ở dưới buộc chiếc rá trên đầu con sào chừng 3-4m để hứng trứng khỏi rơi xuống đất, được tổ, mang xuống, bổ một góc, gõ nhẹ để trứng kiến rơi ra... Mỗi tổ kiến cũng thu hoạch được vài lạng trứng kiến.

Những người có kinh nghiệm đi rừng tìm tổ trứng kiến thường chọn những hôm trời nắng, vì khi hạ tổ kiến xuống gặp nắng to, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng trắng muốt như gạo. Còn nếu gặp hôm trời mưa, kiến cứ nằm lỳ bên trong tổ khó mà lấy trứng ra được. Tổ kiến nào nhìn có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây hơi trĩu, khi chặt cành nâng lên thấy nặng tay thì trứng kiến rất mẩy. Còn tổ nào trông đen xì, xốp… thì khỏi mất công chặt đốn, vì trứng kiến đã thành con.

Về nhà, trứng kiến sẽ được mang ra sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, lá cây và những con kiến già lẫn trong đó, công đoạn này phải thật nhẹ nhàng, khéo léo để những hạt trứng không bị vỡ dập. Đối với những con kiến già cứng cổ không chịu đi chỗ khác thì phải dùng cành cây mua quệt đi quệt lại để chúng dính vào lá hoặc xua đuổi chúng. Thế rồi, từng hạt trứng căng mọng, trắng muốt như hạt gạo được đôi bàn tay khéo léo của đồng bào chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.

Đặc sản ẩm thực trứng kiến

Mâm cơm có trứng kiến gói với lá sau sau sau
Mâm cơm có trứng kiến gói với lá sau sau sau

Những phụ nữ dân tộc Tày, Nùng là thành viên tham gia tổ ẩm thực của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch cộng đồng Khe Rỗ, xã An Lạc huyện Sơn Động kể, mỗi khi có khách yêu cầu nấu các món ăn, nhất là những món truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc trong vùng là các cô sẵn sàng phục vụ. Trong đó các món ăn làm từ trứng kiến đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính khi đến nơi đây. Đặc biệt, vào ngày Tết Hàn thực mùng 3- 3 (âm lịch), các món ăn được chế biến từ trứng kiến không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao.

Món trứng kiến thường được sử dụng bằng nhiều cách nhưng chủ yếu là 3 món: Trứng kiến sống, món chả trứng kiến, món xôi trứng kiến.

Với món trứng kiến sống chỉ cần lấy lá non của cây ngoã, lá lốt rửa sạch đem gói trứng kiến ăn kèm muối ớt.

Món chả trứng kiến theo cách chế biến của bà Hoàng Thị Hợp ở xã An Lạc thì vẫn là lá ngoã, lá lốt non gói trứng kiến đem nướng hoặc chiên với mỡ, dầu ăn. Món chả trứng kiến có vị thơm, béo ngầy ngậy của trứng cùng với chất chát, chua của lá ngoã, mùi thơm của lá lốt tạo nên mùi vị đặc trưng, hấp dẫn vị giác thực khách.

Trong nhiều món ăn được chế biến từ trứng kiến thì xôi trứng kiến là phổ biến nhất. Đặc biệt, đối với xôi trứng kiến, đồng bào dân tộc ở Sơn Động thường chọn gạo nếp nương vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4-5 giờ, vớt ra để gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ chín. Trứng kiến sau khi đã làm sạch, để ráo nước, phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào, khi thấy dậy mùi béo ngậy của trứng kiến và mùi thơm của hành là được.

Xôi trứng kiến được đồng bào trang trí đẹp mắt
Xôi trứng kiến được đồng bào trang trí đẹp mắt

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà, quyễn rũ của lúa nếp nương, vị ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Khi ăn nghe tiếng trứng kiến nổ lép bép trong miệng mới cảm nhận được cái thú vị của món ăn này. Bất kỳ ai dù một lần được thưởng thức xôi trứng kiến sẽ còn nhớ mãi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Cây lưỡi rồng thuộc họ xương rồng còn gọi là cây lưỡi long. Loài cây này chẳng hề xa lạ bởi nó mọc hoặc trồng khá nhiều trên những vùng đất cát ở các tỉnh miền Trung. Thoạt nghe chắc có nhiều người ngạc nhiên vì hiếm có nơi nào lại chọn cây lưỡi rồng làm món ăn. Ấy thế mà nhiều người dân ở các tỉnh Nam Trung bộ nói chung và người dân ở vùng cát của tỉnh Phú Yên nói riêng thì canh lưỡi rồng lại là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 7 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 8 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 9 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Xã hội - Minh Anh - Bình Thắng - 11 phút trước
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 16 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).