Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Minh Nhật - 11:06, 11/02/2025

Bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra một loạt các hoạt động tâm linh và văn hóa truyền thống mở đầu cho những ngày diễn ra Lễ hội đền Trần năm 2025 đầy sôi động.

Rước nước trong Lễ hội đền Trần Thái Bình
Rước nước trong Lễ hội đền Trần Thái Bình

Năm nay, Lễ hội đền Trần Thái Bình tiếp tục được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Trước giờ khai mạc diễn ra vào tối 10/2, Ban Tổ chức cùng đông đảo người dân quanh di tích đã thực hiện nghi lễ tâm linh riêng có, đó là lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại lăng mộ các vua Trần nằm ngay trước di tích đền Trần.

Theo thông lệ, các nghi thức này đều do những bậc cao niên ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức thực hiện, gồm dâng hoa, dâng hương, dâng rượu tại sân tòa trung tế và trước các ngôi mộ vua Trần.

Dâng hương, dâng hoa và rượu trước lăng mộ các vua Trần
Dâng hương, dâng hoa và rượu trước lăng mộ các vua Trần

Tất cả thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị vua triều Trần - Một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam với những vị tướng hiền tài, văn võ song toàn, nổi bật là Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Anh hùng dân tộc có công trạng lớn lao trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược thế kỷ 13.

Chiều cùng ngày, từ 13 giờ đến 17 giờ diễn ra lễ rước nước (rước thủy và rước bộ) kéo dài hàng km từ đền Trần ra bến sông Hồng và ngược lại. Đây là nét văn hóa đặc sắc, đầy màu sắc và linh thiêng trong Lễ hội đền Trần Thái Bình với hàm ý cầu cho mưa thuận gió hòa, âm dương tương hợp; đồng thời mang ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới gắn với sông nước.

Lễ rước nước kéo dài hàng km đầy sắc màu văn hóa riêng có
Lễ rước nước kéo dài hàng km đầy sắc màu văn hóa riêng có

Theo truyền thống, nước thiêng được cụ chủ tế lấy từ giữa ngã ba sông Hồng tiếp giáp ba tỉnh (Thái Bình, Hà Nam và Hưng Yên) cho vào vò sứ cỡ lớn, rồi làm các nghi thức tâm linh và rước về đặt tại đền Vua, nằm trong khu di tích đền Trần.

Vào lúc 19 giờ 20 phút tại đền Trần Thái Bình diễn ra lễ bái yết và dâng hương các vị vua triều Trần. Sau đó, Ban Tổ chức tiến hành khai mạc lễ hội kéo dài trong một tiếng rưỡi.

Theo tập tục truyền thống, nước thiêng được rước từ bến sông Hồng về đặt tại đền Vua trong khu di tích đền Trần trong suốt những ngày diễn ra lễ hội
Theo tập tục truyền thống, nước thiêng được rước từ bến sông Hồng về đặt tại đền Vua trong khu di tích đền Trần trong suốt những ngày diễn ra lễ hội

Điểm nhấn được nhiều người chờ đợi là chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề: Rạng rỡ Thái Bình - Miền Thánh Mẫu - Đất Thánh Nhân - Dấu thiêng Phật pháp - Phát tích vương triều Trần, với sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sĩ thành danh như: Ca sĩ Trọng Tấn, Ngọc Anh, Minh Quân, Tô Minh Đức, Thanh Thanh Hiền, nghệ sĩ Tự Long…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh), người Tày vẫn giữ gìn nhiều phong tục cổ truyền đầy nhân văn. Trong đó, tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới không chỉ là nghi thức chào đón cô dâu về nhà chồng, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết tình thân, lan tỏa sự ấm áp của cộng đồng. Giản dị mà đầy ý nghĩa, lễ rửa mặt là nét chấm phá độc đáo trong bức tranh văn hóa của người Tày nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền bắc.
Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Du lịch - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 3 giờ trước
Nét độc đáo ở Cổ Am tự không chỉ là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5m, là tượng Quan Âm 3 mặt lớn bậc nhất ở Nghệ An mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử …
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 3 giờ trước
Gần 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025), huyện vùng cao Trà Bồng – nơi có hơn 70% dân số là đồng bào Cor – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống cách mạng, khai mở tiềm năng, bền bỉ dựng xây quê hương.
Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 15/4, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn.
Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 3 giờ trước
Dông cát là một loài bò sát sống chủ yếu trên những triền cát nóng dọc ven biển miền Trung, đặc biệt nhiều ở Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Loài vật này có thân hình nhỏ nhắn, da màu nâu nhạt, điểm xuyến những hình đốm tròn màu đen và cam, thường sống trong các hang cát tự đào. Dông cát có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như “gà đồng” của vùng Duyên hải.
Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 656 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cho phép Bảo tàng tỉnh Hà Giang khai quật khảo cổ tại khu vực nền chùa cũ (chùa Ba Tự) thuộc thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, từ ngày 01/4/2025. Theo đó, Bảo tàng tỉnh Hà Giang phối hợp với cán bộ chuyên môn Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện tích 80m2.