Từ một hộ nghèo nhất xã suốt nhiều năm liền, bằng quyết tâm vươn lên và chịu khó học hỏi, anh Trịnh Ngọc Giang, ở bản Nà Hẻ, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã thành công với mô hình nuôi vịt bầu khoang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong danh sách hội viên Câu lạc bộ 100 triệu đồng của những người trồng sắn ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị), ông là người đầu tiên có tên và luôn đứng ở tốp đầu. Đặc biệt hơn, ông là người Vân Kiều duy nhất dạy kỹ thuật thâm canh cây sắn cho người ngước ngoài. Ông là Pả Dỏ, tên thật là Hồ Văn Cươi, 57 tuổi, ở bản Thanh 4, xã Thanh, huyện Hướng Hóa.
Nhiều năm nay, hàng ngàn bà con nông dân một số tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông... trồng chanh dây cho thu nhập “siêu lợi nhuận”. Tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng, cây chanh dây được bà con nông dân hồ hởi trồng chủ yếu là loại giống nhập khẩu từ Đài Loan. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 - 100 tấn/ha/năm, với giá cả thị trường từ 15.000 - 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 - 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.Với việc trồng chanh dây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và chu kỳ từ khi trồng đến khai thác xong không vượt quá 2 năm, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nhất là với những địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có nhiều gia đình theo nghề làm nước mắm truyền thống của cha ông từ lâu đời. Trong số đó vợ chồng bà Võ Thị Thơi (80 tuổi) và ông Phan Bửu (85 tuổi) được xem là một trong số ít những gia đình gắn bó với nghề gần như trọn cả cuộc đời.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như vận động gia đình, bà con thôn, bản tích cực phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư... Một trong những điển hình là ông Làn Đình Dưỡng, Người có uy tín thôn Trung Sơn, xã Hữu Sản (Bắc Quang).
Nhiều năm qua, anh Hà Văn Mạn, dân tộc Tày ở thôn Lủng Coóc, xã Quân Bình (Bạch Thông, Bắc Kạn) luôn được mọi người quý mến vì tính tiên phong, gương mẫu và làm kinh tế giỏi. Không chỉ vươn lên trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc, anh còn giúp đỡ nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo.
Trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi tìm đến ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang để chứng kiến tận mắt trên 500 con le le “vàng” mà ông Sa Lê (dân tộc Chăm) đang sở hữu. Gọi là “vàng” vì giá trị kinh tế của loại gia cầm này cao hơn gà, vịt gấp nhiều lần và nguồn cung luôn không đủ cầu.
Từ bỏ vị trí điều hành viên của một doanh nghiệp taxi ở thị xã Gia Nghĩa với thu nhập ổn định, ông Nguyễn Văn Vượng 50 tuổi, tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) làm giàu bằng mô hình nuôi vịt trời. Trang trại vịt trời hàng nghìn con, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng.
Không được may mắn như chúng bạn cùng trang lứa, chàng trai người Mông Già Bá Lỳ (sinh năm 1989) trong một lần đau mắt đã mất đi khả năng nhìn của mình. Nhưng vượt lên trên những khó khăn đó, anh đã làm lên những điều phi thường bằng chính nghị lực và tình yêu cuộc sống.
Thời gian qua, phong trào “mỗi xã một sản phẩm” được triển khai khá hiệu quả ở một số địa phương trong cả nước. Tại Quảng Ngãi, trước khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “mỗi xã một sản phẩm”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gợi ý các địa phương triển khai các mô hình phát triển cây, con, giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình), nhiều người dân đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn bản đem lại thu nhập khá ổn định. Đây hứa hẹn sẽ là hướng phát triển kinh tế giúp giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân.
Ngược dốc lên các xã vùng cao của huyện Tân Lạc (Hòa Bình), con đường liên các xã rải nhựa phẳng lỳ, hai bên đường là những nương ngô, ruộng lúa xanh mướt. Xen vào đó là những ruộng rau hữu cơ su su trải dài tận chân núi.
Anh Nguyễn Văn Hòa là nông dân trẻ đam mê nghề trồng nho, ghép cành nho giống ở thôn Vạn Phước (Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận). Hiện trại nho của anh có trên mười ngàn chậu nho kiểng chuẩn bị đưa ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất- 2018.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rừng, gà đồi huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đang tích cực chăm sóc cho đàn vật nuôi để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo lời ông Bàn A San, Chủ tịch xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà (Lào Cai), khoảng 40 năm về trước cây quế đã được trồng tại xã Nậm Đét, nhưng diện tích quế không được người dân và chính quyền địa phương chú trọng phát triển, bởi sản phẩm quế chưa phải là hàng hóa. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, số hộ tham gia trồng quế ngày càng nhiều, diện tích quế theo đó được mở rộng.
Đến huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vào thời điểm này, sẽ bắt gặp những cánh đồng mía tím trải bạt ngàn. Nhiều nông dân nhận định, so với cây lúa nước, thì mía tím cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần. Bởi vậy, bà con dân tộc thiểu số nơi đây vui với cây mía tím, bởi loại cây này giúp họ đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống.
Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.
Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.
Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.