Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuất ngoại học nghề nông

PV - 12:50, 30/01/2018

Việc đưa nông dân đi học nghề nông ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến không còn là chuyện hiếm ở nhiều địa phương. Từ những chuyến đi bổ ích đó, nhiều nông dân khi về nước đã thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây chính là nền tảng để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Năm 2015, anh Nguyễn Trọng Long, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã có cơ hội sang Đức để học hỏi về chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp khép kín. Thấy hiệu quả, năm 2016, anh tiếp tục sang Hà Lan để tìm hiểu về phương pháp, kỹ thuật mới trong giết mổ, chế biến... Nhờ những chuyến thăm quan, học tập đó, anh Long đã chuyển hướng sang chăn nuôi an toàn, khép kín từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến và chủ động xây dựng thị trường, thay vì phụ thuộc các thương lái đến thu gom như trước đây.

Trong chuyến đi Hà Lan vào tháng 8/2016, anh Long cũng học hỏi được rất nhiều về kỹ thuật giết mổ, chế biến và nhất là kỹ thuật cấp đông bảo quản thịt lợn. Trở về nước, anh mạnh dạn đầu tư hệ thống giết mổ, chế biến và bảo quản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến cuối năm 2016, chuỗi thịt lợn sinh học A-Z của Hợp tác xã Hoàng Long đã chủ động được từ con giống, thức ăn, đến giết mổ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Cũng giống như anh Long, anh Đặng Đình Tiên chủ trang trại gà Tiên Viên (ở xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong số những nông dân chịu khó học làm nghề nông tại các nước tiên tiến. Hơn 20 năm gắn bó với chăn nuôi là chừng ấy năm anh tự mày mò học hỏi cách thức sản xuất... Đặc biệt, 5 năm gần đây, anh Tiên thay đổi hoàn toàn hệ thống chăn nuôi truyền thống của trang trại sang phương pháp chăn nuôi hiện đại. Sự quyết đoán này xuất phát từ những chuyến học tập mô hình chăn nuôi gà ở các nước. Là một nông dân giỏi nghề, lại được học tập, tiếp cận với các tập đoàn, các đơn vị chăn nuôi hàng đầu của các nước đã giúp anh Tiên trở thành chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực chăn nuôi gà tiên tiến. Đến nay, hầu hết các loại gà giống của trang trại gà Tiên Viên đều được thụ tinh trong ống nghiệm, bảo đảm 100% gà mái. Trứng gà Tiên Viên trước khi đưa ra thị trường đều được sát khuẩn, đóng gói và in thương hiệu Tiên Viên để tránh bị lẫn với các loại trứng thường...

Trang trại gà Tiên Viên hiện là nơi đào tạo nghề cho nhiều nông dân. Trang trại gà Tiên Viên hiện là nơi đào tạo nghề cho nhiều nông dân.

 

Đánh giá về các chương trình học tập nghề nông của các nước tiên tiến, nhiều nông dân ở Hà Nội từng được đi học tập nhận định, đây là chương trình bổ ích và thiết thực.

Anh Nguyễn Trọng Long, Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long chia sẻ: “Hiện kinh phí học tập, ngoài một phần Nhà nước hỗ trợ theo chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, còn lại nhiều nông dân đều sẵn sàng đầu tư kinh phí cho chuyến học tập. Điều quan trọng là các đơn vị tổ chức hỗ trợ xây dựng chương trình và giúp nông dân tìm mô hình học tập phù hợp. Bởi nếu bỏ ra vài chục triệu, nhưng khi áp dụng thành công có thể thu lãi tới cả tỷ đồng”.

Anh Đặng Đình Tiên thì cho biết, sau khi tham gia các lớp học ở nước ngoài trở về, trang trại Tiên Viên cũng là nơi tham gia đào tạo cho nhiều nông dân khác muốn phát triển chăn nuôi theo mô hình khép kín hiện đại nhưng chưa có điều kiện đi nước ngoài học tập. Với cách dạy nghề trực tiếp tại trang trại, nông dân học lý thuyết và thực hành tại chỗ, đã thu hút đông đảo nông dân cùng chí hướng tham gia mà không cần bất kỳ biện pháp tuyên truyền, vận động học nghề nào…

SƠN TÙNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.
Tin nổi bật trang chủ
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 16:18, 26/11/2024
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:55, 26/11/2024
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 13:36, 26/11/2024
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 13:25, 26/11/2024
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 11:53, 26/11/2024
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 11:22, 26/11/2024
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 09:12, 26/11/2024
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví giặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví giặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 09:07, 26/11/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho Nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 09:02, 26/11/2024
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 09:00, 26/11/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.