Câu chuyện về một người nông dân chế tạo thành công máy bừa điều khiển từ xa khiến nhiều người ở Yên Bái vô cùng ngưỡng mộ. Nhà sáng chế “chân đất” ấy là anh Hà Văn Hồng ở thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Ở các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), người dân luôn gặp khó khăn về đảm bảo nước tưới cho mía vào mùa khô. Tuy nhiên, niên vụ 2018-2019, nhiều nông dân ở Phú Yên đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất mía. Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Đến huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào những ngày bắt đầu vào vụ cấy mới, chúng tôi quan sát thấy nhiều người phụ nữ đứng cấy rất ấn tượng. Thế nhưng, để thay đổi thói quen từ cấy truyền thống sang cấy đứng (cấy mạ khay) là cả một quá trình dài của người nông dân nơi đây.
Chàng thanh niên dân tộc Tày Nguyễn Văn Huỳnh (sinh năm 1993) ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã sáng chế thành công hệ thống bếp mang thương hiệu cá nhân Huỳnh Phát. Hệ thống bếp Huỳnh Phát của Nguyễn Văn Huỳnh đã đem lại những giá trị thiết yếu trong cuộc sống cho người dân.
Từ nguồn vốn Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn của Ngân hàng Thế giới, công trình nước tập trung tại xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đăk Lăk) sẽ được đầu tư, nâng cấp. Theo đó, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn sẽ được sử dụng nước hợp vệ sinh trong thời gian tới.
Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mời 100 trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để chia sẻ về phát triển công nghệ. Trong khuôn khổ của Chương trình này, nhiều chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm quý báu về phát triển công nghệ cao để tạo ra nền nông nghiệp thông minh, bền vững.
Để thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nhất là thực trạng biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi, ở nhiều địa phương tỉnh Quảng Bình, người nông dân đã chủ động thay đổi trong tư duy, nghiên cứu, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Điển hình như nông dân xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đầu tư áp dụng công nghệ Israel tưới nhỏ giọt cho cây trồng, nhất là cây hồ tiêu.
Những năm trước đây, người dân tỉnh Vĩnh Long chủ yếu trồng trọt theo hướng tự phát dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Để khắc phục vấn đề này, các hộ dân đã liên kết thành các tổ hợp tác, qua đó sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm.
Trở lại Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong những ngày mùa Thu tháng Tám, chúng tôi cảm thấy thật tự hào vì nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc. Những con đường bê tông được trải vào tận ngõ xóm. Trường học, trạm xá được sửa chữa mới khang trang. Cùng với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận chủ trương cho 3 nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh với tổng vốn đầu tư gần 3.370 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư chiếm 20%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng Landesbank Baden-Wurttembrg-LBBW (CHLB Đức).
Với 20 năm tâm huyết với cây sầu riêng, ông Trương Văn Đảo ở xã Phước Tín, thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) đã tự mình xây dựng nên một thương hiệu trái cây “Sầu riêng Ba Đảo” của riêng mình.
Bưởi da xanh được trồng tại Hoài Ân (Bình Định) khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn trồng phân tán, quy mô nhỏ theo hộ gia đình, chưa có giá trị hàng hóa. Nhằm phát triển nông sản, tăng giá trị kinh tế, UBND huyện Hoài Ân phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lập hồ sơ, đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bưởi Hoài Ân”. Đây được xem là cơ hội để gia tăng giá trị cho loại cây trồng này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chị Nguyễn Thị Thắm giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột của gia đình. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều diện tích đất nông nghiệp tại các tỉnh Tây nam bộ nhiễm phèn mặn, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nông dân. Trước thực tế này, chị nguyễn Thị Thắm ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Lợi, huyện giồng Riềng (Kiên giang) đã chủ động tìm hiểu, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế phù hợp; tích cực thay đổi cách canh tác, giống cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật vào sản xuất…; nhờ đó gia đình chị đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong vùng.
Trong Cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII năm 2018, em Liêu Hoàng Phú, dân tộc Khmer, học sinh Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (TP . Sóc Trăng) đã giành giải Nhất với công trình giải pháp “Điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động” . Đây cũng là 1 trong 6 giải pháp được tỉnh chọn tham dự Cuộc thi cấp quốc gia trong thời gian sắp tới. Nhiều năm nay, Phú luôn là một tấm gương chăm ngoan, học giỏi của Trường DTTN Huỳnh Cương.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, anh Cil Ha Điền, 36 tuổi, dân tộc Chil (thuộc dân tộc Cơ-ho) là người tiên phong ở xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng mạnh dạn chuyển đổi vườn cà phê già cỗi sang trồng hoa đồng tiền. Đến nay, vườn hoa đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Mở đầu câu chuyện, anh Trưởng thôn Ma Quang Thọ, thôn Trung Tâm, xã Minh Dân (Hàm Yên, Tuyên Quang) ví von như vậy khi giới thiệu “công trình” của bà con vùng cam với chúng tôi. Và chỉ 5 phút sau, trên đỉnh đồi những sọt cam bám dây cáp từ từ “hạ cánh” xuống chân núi. “Mỗi chuyến đi cáp treo vận chuyển được 4-5 tạ, một ngày khoảng hơn 10 tấn cam xuống núi”. Anh Thọ hào hứng khoe thành quả khiến chúng tôi càng thích thú khám phá hệ thống cáp treo đang dần thịnh hành ở đất cam này.
Đó là chủ đề trong Diễn đàn Trí thức lần thứ nhất năm 2018, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Diễn đàn này đã nhìn nhận những thành công của mối liên kết “4 nhà” trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đưa mô hình này đạt kết quả tốt nhất.
Với mong muốn mang đến những sản phẩm rau sạch, an toàn cho người tiêu dùng, năm 2015, đôi vợ chồng trẻ Hồng Sỹ Hưng và Dương Thị Đào đã dồn tâm huyết thành lập Trang trại Nông nghiệp sạch Thái Nguyên tại xã Hướng Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với diện tích gần 30ha. Trong đó, có 10ha trồng rau cải Nhật Bản, cà chua, ớt ngọt; cây dược liệu như hà thủ ô, đinh lăng theo đơn đặt hàng của Công ty CP Dược phẩm Traphaco; 7ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản; còn lại là khu chế biến và sản xuất giống...